ĐÓNG

Bệnh giang mai – Nguyên nhân, triệu chứng và các phương thức lây truyền bệnh

Bệnh giang mai là bệnh nhiễm trùng do xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum gây nên. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn và có thể lây truyền qua đường máu, lây truyền từ mẹ sang con.

Giang mai là bệnh diễn biến thành từng đợt, có thể kéo dài lâu năm hoặc suốt đời. Biểu hiện triệu chứng bệnh lúc rầm rộ, lúc lại âm thầm không triệu chứng.

Benh Giang Mai Va Cach Dieu Tri (1)

1. Đặc điểm bệnh giang mai qua từng thời kỳ

Bệnh giang mai được phân làm 2 loại gồm giang mai mắc phải và giang mai bẩm sinh với các đặc điểm đa dạng tùy theo từng thời kỳ bệnh.

ĐỐI VỚI GIANG MAI MẮC PHẢI

THỜI KỲ THỜI GIAN XUẤT HIỆN BIỂU HIỆN
I Thời gian ủ bệnh khoảng 3-4 tuần, diễn biến trong 2-3 tháng tự khỏi – Săng: Là vết trợt nông hình tròn hoặc bầu dục, bề mặt bằng phẳng, màu đỏ thịt tươi. Săng thường gặp nhất ở môi lớn, môi bé, mép âm hộ của nữ giới và ở quy đầu, miệng sáo, bìu của nam giới. Ngoài ra có thể gặp ở miệng, môi, lưỡi…

– Hạch: Vài ngày sau khi có săng ở bộ phận sinh dục, hạch vùng lân cận sưng to, họp thành chùm, trong đó có 1 hạch to gọi là hạch chúa. Hạch rắn, không đau, không hóa mủ, không dính vào nhau, di động dễ. Hạch thường xuất hiện 1 bên ở vị trí gần với săng giang mai.

II Bắt đầu khoảng 6-8 tuần sau khi có săng. – Đào ban: Là những dát màu hồng tươi như cánh đào, hình bầu dục, sờ mềm, không thâm nhiễm, không ngứa, không đau. Khu trú chủ yếu ở hai bên mạn sườn, mặt, lòng bàn tay/chân. Đào ban xuất hiện ở da đầu gây rụng tóc.

– Mảng niêm mạc: Là vết trợt rất nông của niêm mạc, không có bờ, có thể nhỏ bằng hạt đỗ hay đồng xu. Bề mặt thường trợt ướt, đôi khi hơi nổi cao, sần sùi hoặc nứt nẻ đóng vảy tiết, chứa nhiều xoắn khuẩn nên rất dễ lây. Vị trí thường gặp là tại các niêm mạc mép, lỗ mũi, hậu môn, âm hộ, rãnh quy đầu.

– Vết loang trắng đen: Là những vết tăng giảm sắc tố sau khi đào ban, sẩn lặn đi tạo thành các vết loang trắng đen loang lổ.

– Viêm hạch lan tỏa: Có thể thấy hạch ở bẹn, nách, cổ, dưới hàm…Hạch to nhỏ không đều, không đau, không dính vào nhau. Trong hạch có nhiều xoắn khuẩn.

Nhức đầu: Thường hay xảy ra vào ban đêm. Rụng tóc làm tóc thưa dần.

III Thường bắt đầu vào năm thứ 3 của bệnh – “Gôm” giang mai (gomme): Là thương tổn đặc trưng của thời kỳ III. Là tổn thương chắc ở hạ bì. Bắt đầu là những cục cứng dưới da, dần dần các cục này to ra, mềm dần và vỡ chảy ra dịch dính giống như nhựa cao su tạo thành vết loét và vết loét dần dần lên da non rồi thành sẹo.

– Thương tổn thần kinh (giang mai thần kinh) có thể gây sa sút trí tuệ, liệt toàn thể, loạn thần.

– Thương tổn tim mạch: Gây phình động mạch chủ, có thể vỡ gây tử vong.

– Thương tổn mắt: Viêm củng mạc, viêm mống mắt, viêm màng bồ đào.

ĐỐI VỚI GIANG MAI BẨM SINH

Mẹ mắc bệnh giang mai sẽ lây cho thai nhi trong thời kỳ mang thai. Sự lây truyền thường xảy ra từ tháng thứ 4-5 của thai kỳ, do màng rau thai mỏng đi, mái mẹ dễ dàng trao đổi với máu thai nhi, nhờ vậy xoắn khuẩn giang mai sẽ xâm nhập vào thai nhi qua rau thai và gây bệnh.

Tùy theo mức độ nhiễm xoắn khuẩn từ người mẹ vào bào thai mà có thể xảy ra các trường hợp:

  • Sảy thai hoặc chết lưu
  • Trẻ đẻ non và có thể tử vong.
  • Giang mai bẩm sinh sớm: Là tình trạng em bé mới sinh ra trông có vẻ bình thường, sau vài ngày hoặc vài tháng thấy xuất hiện các thương tổn giang mai
  • Giang mai bẩm sinh muộn: Là tình trạng trẻ trên 2 tuổi xuất hiện các tổn thương giang mai.

Benh Giang Mai Va Cach Dieu Tri (3)

Hình ảnh giang mai bẩm sinh ở trẻ em

2. Nguồn truyền nhiễm và phương thức lây bệnh giang mai

Tác nhân gây bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema pallidum.

Xoắn khuẩn giang mai thường có nhiều trong các thương tổn (săng, mảng niêm mạc, hạch…) Các xoắn khuẩn này rất dễ lây lan nếu quan hệ tình dục không an toàn với người mắc bệnh.

  • Thời kỳ ủ bệnh giang mai có thể kéo dài 10-90 ngày, trung bình là khoảng 3 tuần.
  • Thời kỳ lây truyền: Giang mai lây truyền mạnh nhất vào thời kỳ thứ I và thời kỳ thứ II do thời kỳ này xuất hiện nhiều tổn thương da và niêm mạc chứa nhiều xoắn khuẩn giang mai.

Benh Giang Mai Va Cach Dieu Tri (2)

Giang mai trên dương vật nam giới

3. Phương thức lây truyền giang mai

Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu do quan hệ tình dục không an toàn. Xoắn khuẩn thâm nhập qua da của bộ phận sinh dục ít nhiều bị xây xát khi quan hệ tình dục sẽ gây bệnh tại chỗ (săng), đi vào máu và lan tràn khắp cơ thể.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ lây lan gồm:

  • Bị nhiễm HIV-AIDS
  • Bị các bệnh gây thương tổn ở bộ phận sinh dục
  • Người có hành vi tình dục bất thường (quan hệ tình dục miệng – sinh dục, quan hệ tình dục đồng giới…)

Trường hợp ít gặp: Bệnh giang mai có thể lây gián tiếp qua các đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bẩn hoặc lây do truyền máu (tiêm truyền máu hoặc tiêm chích ma túy mà bơm tiêm không khử khuẩn).

4. Điều trị bệnh giang mai

Ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, nếu nghi ngờ mắc bệnh giang mai, người bệnh cần đến trực tiếp Phòng khám Chuyên khoa Da liễu GSV – Thẩm mỹ Quốc tế GSV để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời.

Để điều trị bệnh giang mai hiệu quả, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh trong từng thời kỳ. Việc điều trị cần tuân thủ nguyên tắc điều trị sớm, đúng thuốc, đủ liều, tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh giang mai. Để được tư vấn tốt hơn, vui lòng đến trực tiếp Phòng khám Chuyên khoa Da liễu GSV – Thẩm mỹ Quốc tế GSV hoặc liên hệ 1900 4611 để được hỗ trợ tư vấn từ xa.

Tham khảo thêm: Các phương pháp điều trị Herpes sinh dục

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Cũ nhất
Mới nhất Được bỏ phiếu nhiều nhất
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    19004611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x