ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Bệnh lupus đỏ là bệnh gì?

Bệnh Lupus đỏ là bệnh gì, có nguy hiểm không? Có thuốc hay phương pháp đặc trị không? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bạn quan tâm. Để giải đáp những vấn đề này, phòng khám da liễu & thẩm mỹ quốc tế GSV Việt Nam đã tổng hợp, thăm dò những ý kiến chuyên gia đầu ngành, chia sẻ giải đáp những vấn đề mà bạn thắc mắc.

Benh Lupus Ban Do La Benh Gi (1)

Bệnh lupus đỏ là một trong các bệnh tổn thương chất tạo keo. Ngay từ thế kỷ 19, người ta đã chia thành 2 loại chính: Lupus đỏ cấp tính và lupus đỏ mạn tính. Hai loại này khác nhau về hình ảnh lâm sàng, tiến triển và tiên lượng, nhưng giống nhau về căn nguyên và sinh bệnh học. Lupus đỏ mạn tính (được gọi là lupus dạng đĩa) thương tổn chỉ có ở da, cò lupus đỏ cấp tính (lupus đỏ hệ thống) thì ngoài tổn thương da còn có tổn thương nội tạng đi kèm.

Bệnh lupus đỏ được biết là căn bệnh mãn tính, đến nay vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân. Bệnh có biểu hiện và gây biến chứng trên khắp các hệ cơ quan trong cơ thể: Da, khớp, tim, phổi, thận khiến toàn bộ cơ thể bị tàn phá. Nếu không được điều trị và can thiệp tích cực, lupus đỏ có thể đe dọa cả tính mạng.

Dù nguy hiểm như vậy, lupus rất khó chuẩn đoán bởi biểu hiện của các bệnh nhân rất khác nhau. Và các triệu chứng lupus đỏ thường bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe khác.

Xem thêm:VIÊM MAO MẠCH DỊ ỨNG LÀ GÌ? BIỂU HIỆN, NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân dẫn đến bệnh Lupus đỏ

Bệnh lupus đỏ vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bệnh chưa có biện pháp đặc trị, nhưng trong hầu hết trường hợp bệnh lupus có thể kiểm soát được.

Benh Lupus Ban Do La Benh Gi (2)

Có một số giả thiết tạm chấp nhận là lupus đỏ là hệ quả của sự tương tác qua lại của nhiều yếu tố:

  • Di truyền: Người có tiền sử gia đình anh chị em ruột bị mắc lupus đỏ thì sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 20 lần so với người bình thường.
  • Môi trường: Người tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong môi trường bị phơi nhiễm virus hoặc thường gặp stress, có nguy cơ mắc bệnh.
  • Nội tiết thay đổi: Lupus đỏ chủ yếu xuất hiện ở nữ giới chiếm 9/1 so với nam giới, các thuốc tránh thai cũng có thể là yếu tố khởi phát bệnh. Thời kỳ có thai, sinh đẻ, thời kỳ tiền mãn kinh bệnh tiến triển nặng hơn.

Dấu hiệu bạn đã bị mắc bệnh Lupus đỏ

Lupus đỏ có 2 dạng: Lupus đỏ hệ thống và lupus đỏ dạng đĩa. Các dấu hiệu của bệnh lupus khác nhau tùy theo từng người. Một số dấu hiệu thường gặp của bệnh lupus đỏ:

Lupus đỏ dạng đĩa

Bệnh thường gặp ở nữ 20-45, nữ gặp nhiều hơn nam, chiếm 2/3 các trường hợp. Triệu chứng điển hình là:

  • Hồng ban: Biểu hiện ban đầu là đỏ hình cánh bướm vùng mặt, bên trên có thể có vảy.
  • Tăng sừng: Phát triển nhiều nhất ở các lỗ chân lông, sờ vào thấy nhám gọi là tăng sừng điểm. Nếu gỡ vảy thấy dưới mặt còn kéo dài như cái đinh cắm sâu vào lỗ chân lông bị dãn.
  • Teo da: Mức độ nhẹ trông như mỏng da, teo nặng ăn sâu xuống làm sẹo rõ rệt ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Vị trí: 

  • Da: Thường gặp ở vùng hở như má, mũi, tai, da dầu, bàn tay, ngón tay, lưng bàn tay,..
  • Niêm mạc: Môi dưới, mảng teo màu trắng trên có vảy dính, trong niêm mạc miệng có những mảng đỏ lốm đốm trắng và teo.

Lupus đỏ hệ thống

Các triệu chứng của lupus đỏ hệ thống rất đa dạng và phức tạp, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

  • Khởi phát: Đột ngột nóng sốt, mệt lả, đau khớp hoặc ngấm ngầm đau khớp, rụng tóc, giảm tiểu cầu,..
  • Toàn phát:

+ Tổng quát: Nóng sốt (80% trường hợp), ớn lạnh, kém ăn sụt cân

+ Tổn thương da và niêm mạc: Dát hoặc mảng hồng ban xung huyết, phù nhẹ, không teo cũng không có sừng ở lỗ chân lông. Sống mũi, gò má tạo hình ảnh cánh bướm; Rụng tóc khu trú hoặc lan tỏa; Viêm kết mạc, trợt loét niêm mạc miệng, viêm lợi; đầu ngón tay sưng đỏ, dãn mạch, lòng bàn tay và khủy tay, đầu gối có thể xuất hiện hồng ban dai dẳng hoặc đỏ tía.

+ Thương tổn nội tạng: 95% bệnh nhân có các triệu chứng đau khớp, biến dạng khớp, viêm đa khớp di chuyển cấp; Khoảng 41,6% bệnh nhân có thể gặp viêm thận hoặc hội chứng thận hư, phù, cao huyết áp.

+ Tim mạch: Viêm cơ tim, tim to, gallop nhưng ECG thay đổi không đặc hiệu, viêm ngoài màng tim.

+ Tổn thương khác: Xuất huyết do tiểu cầu, hội chứng Raynaud (15%), tổn thương hệ thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa kém, tổn thương phổi, tổn thương cơ,…

Cách điều trị lupus đỏ

Điều trị lupus đỏ dạng đĩa

Tại phòng khám da liễu & thẩm mỹ quốc tế GSV, trước hết bệnh nhân sẽ được nhắc nhở về việc tránh nắng, tránh nóng bằng kem chống nắng đặc trị và hạn chế chấn thương. Để điều trị tại chỗ, bệnh nhân sẽ cần bôi cortcoid, áp tuyết CO2 hoặc chấm nito lỏng hoặc acid tricloracetic (30-50% trên những nơi dày sừng. Bên cạnh đó, bệnh nhân uống thuốc kháng sốt rét tổng hợp như Hydroxychloroquin 200mg x 2 lần/ngày. Tùy vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ điều chỉnh cho phù hợp. Việc sử dụng corticoid sẽ được giới hạn để tránh để lại tác dụng phụ.

Điều trị lupus đỏ hệ thống

Bệnh nhân sử dụng thuốc corticoid, thuốc kháng sốt rét tổng hợp, ức chế miễn dịch. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần nghỉ ngơi điều độ, tránh nắng, ăn uống khoa học. Căn cứ vào cơn lupus cấp, điều trị củng cố hay  duy trì mà bác sĩ sẽ có phương án phù hợp:

  • Điều trị cấp: Kiêng nắng, hoàn toàn nghỉ ngơi, ăn uống lành mạnh, hạn chế muối đồng thời dùng thuốc Chloroquin (nếu nhẹ) hoặc corticoid (nếu nặng).
  • Điều trị củng cố: Khi các triệu chứng đỡ, giảm dần liều Chloroqiun hoặc corticoid.
  • Điều trị duy trì: Giảm corticoid và duy trì ở liều thấp rồi tiến tới ngừng hẳn, kiêng nắng, tránh kích thích và kiểm tra định kỳ.

Bạn nên làm gì khi mắc bệnh Lupus đỏ

Người mắc lupus đỏ có năng lượng hạn chế và phải kiểm soát nó một cách cẩn thận. Hãy thăm khám bác sĩ và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị. Ngoài ra, bệnh nhân bị lupus đỏ nên:

  • Chú ý đến cơ thể, làm việc chậm lại hoặc nghỉ ngơi trước khi quá mệt, tránh làm kiệt sức
  • Duy trì tham gia các hoạt động, thiền, yoga… để giảm căng thẳng, nâng cao tinh thần.
  • Thực hiện các bài tập về chuyển động khớp để giúp duy trì chuyển động bình thường của khớp và giảm độ cứng.
  • Thực hiện các bài tập tăng cường thể lực, giúp duy trì hoặc tăng sức mạnh cơ bắp. Cơ khỏe mạnh sẽ giúp hỗ trợ và bảo vệ các khớp bị ảnh hưởng bởi lupus
  • Bài tập aerobic hoặc sức bền (ví dụ: đi bộ nhanh hoặc chạy bộ) cải thiện tim mạch, giúp kiểm soát cân nặng, và cải thiện chức năng tổng thể.

Phòng khám da liễu & thẩm mỹ quốc tế GSV hy vọng với những chia sẻ trên, các bạn đọc sẽ hiểu thêm về bệnh Lupus đỏ và chăm sóc sức khỏe của bản thân cũng như gia đình được tốt nhất!

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x