ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Bệnh mày đay: Tổng quan và tiếp cận điều trị

Bệnh mày đay là bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân, đặc trưng bởi sự xuất hiện sẩn phù, trung tâm nhạt màu, quầng đỏ xung quanh kèm ngứa xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể, có hoặc không kèm theo phù mạch.

Đại cương về  bệnh mày đay

Mày đay hay còn gọi là mề đay, là những sẩn phù được bao quanh bởi quầng đỏ, đem lại cảm giác ngứa ngáy cho người bệnh. Mày đay đã được mô tả từ xa xưa, thuật ngữ này có nguồn gốc từ tiếng La-tinh là “urtica” nghĩa là cây tầm ma, một loại cây dại có các lông nhỏ gây ngứa khi tiếp xúc.
Mày đay và phù mạch là bệnh phổ biến, 15-25% dân số thế giới có biểu hiện mày đay ít nhất một lần trong đời, bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng có có hai đỉnh cao là từ sơ sinh tới 9 tuổi và từ 30-40 tuổi.
May Day
Mày đay
Sinh bệnh học
Tế bào mast đóng vai trò chính trong cơ chế bệnh sinh, giải phóng histamin, leukotrien, chemokine, cytokine sau khi khử hạt.
Các tế bào viêm tham gia vào phản ứng trong mày đay bao gồm lympho TCD4+, tế bào đơn nhân, bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan với mức độ khác nhau.
Vai trò bradykinin gây hoạt hóa tế bào nội mô mạch máu, dẫn tới giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch gây biểu hiện phù mạch trên lâm sàng.
Yếu tố khởi phát
Có một số yếu tố có thể khởi phát bệnh mày đay:
  • Chấn thương vật lý: Một ban khu trú xuất hiện khi da bị kích thích vật lý, được biết đến phổ biến nhất với tên gọi là chứng da vẽ nổi.
  • Nhiễm virus: Nhiễm virus như cúm, cảm lạnh có thể khởi phát mề đay ở một số người. Một số nhiễm trùng khác bao gồm viêm xoang, nhiễm helicobacter pylori, áp xe răng miệng và candida.
  • Các yếu tố khởi phát khác:
+ Phản ứng dị ứng với lông vật nuôi, tiếp xúc với thực vật,…
+ Trẻ em và trẻ sơ sinh có dị ứng sữa có thể bị mày đay xung quanh miệng và môi khi tiếp xúc với sữa.
+ Tiền sử gia đình
+ Bệnh huyết thanh do sự truyền máu hoặc nhiễm virus dẫn tới mày đay liên quan tới sốt, đau khớp, buồn nôn và sưng hạch.
Biểu hiện lâm sàng
Bieu Hien Lam Sang
Biểu hiện lâm sàng
Biểu hiện lâm sàng bao gồm triệu chứng da, niêm mạc, toàn thân.
+ Biểu hiện da: Các sẩn phù màu trắng, đỏ ranh giới rõ, trung tâm nhạt màu, quầng đỏ xung quanh, kích thước 1-8 cm hình tròn, oval, đa cung, mảng lớn,… thường xuất hiện nhanh và biến mất trong vòng 24h mà không để lại dát thâm.
+ Biểu hiện niêm mạc: Có thể kèm theo phù mạch (đau, sưng nề bàn tay, chân, môi, mắt, lưỡi, sinh dục, sưng nề thanh quản gây khó thở. Phù mạch có thể kéo dài đến 72h).
+ Triệu chứng toàn thân: Ngứa luôn luôn đi kèm trong mày đay. Các triệu chứng cấp tính như khó thở, suy hô hấp, tiếng rít thanh quản xuất hiện khi có phù mạch gây chít hẹp đường hô hấp, bệnh nhân cần phải xử trí cấp cứu. Triệu chứng khác đi kèm tùy thuộc nguyên nhân: Sốt, viêm long đường hô hấp, viêm đường hô hấp trên trong mày đay do nhiễm khuẩn.
+ Mày đay cấp: Các thương tổn xuất hiện và biến mất trong vòng 24h giờ và khỏi hoàn toàn trong <6 tuần.
Mề đay cấp
Me Day Cap
Mề đay cấp
+ Mày đay mạn: Các tổn thương xuất hiện như hàng ngày, kéo dài >= 6 tuần. Thường gặp ở người trưởng thành, nữ>nam.
+ Mày đay mạn tính cảm ứng: Được phân nhóm dựa theo nguyên nhân bao gồm mày đay vật lý (mày đay do lạnh, mày đay áp lực, chứng vẽ nổi, mày đay ánh sáng, mày đay do nhiệt, mày đay rung động) và mày đay cảm ứng không do tác nhân vật lý (mày đay cholinergic, mày đay tiếp xúc, mày đay do nước).  
+ Mày đay mạn tính tự phát: Không tìm thấy yếu tố khởi phát cụ thể, tuy nhiên có các bệnh lý tự miễn, hệ thống, nhiễm khuẩn đi kèm.
Điều trị
Có sự khác nhau giữa điều trị mày đay cấp và mạn hoặc mày đay tự phát và mày đay có nguyên nhân. Tuy nhiên, tiếp cận điều trị xoay quanh: Tránh yếu tố khởi phát, thuốc kháng histamin, corticoid, omalizumab, cyclosporin, kháng leukotriene.
+ Lựa chọn đầu tiên: Thuốc kháng histamin H1 thế hệ 2. Khởi đầu bằng liều chuẩn của thuốc, theo dõi đáp ứng điều trị. Sau 2-4 tuần không có đáp ứng, cân nhắc tăng liều kháng histamin. Thuốc có hiệu quả nếu sử dụng hàng ngày và nếu đạt được kiểm soát bệnh, nên duy trì liều kháng histamin hiệu quả quả trong vài tuần đến 1 tháng. Đối với mề đay mạn cần duy trì kéo dài hơn tùy theo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
+ Lựa chọn thứ 2: Omalizumab là thuốc duy nhất được FDA cho phép điều trị mày đay mạn tính ở người lớn và trẻ em >12 tuổi. Việc dùng thuốc phải được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa.
+ Lựa chọn thứ 3: Cyclosporin được lựa chọn cho mày đay mạn với liều 3-5 mg/kg/ngày khi bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp kháng histamin H1 thế hệ 2 và Omalizumab (trong 6 tháng).
+ Các lựa chọn khác: Bao gồm kháng leukotriene, corticoid ngắn ngày, kháng histamin H1 thế hệ 1, kết hợp kháng histamin H1 và kháng histamin H2.
+ Điều trị hỗ trợ: Dưỡng ẩm, làm mềm da, tránh yếu tố kích thích. Bột taclc xoa da giảm ngứa, giảm cào gãi.
+ Hạ sốt, kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn trong trường hợp xác định nguyên nhân.
 Trên đây là một số thông tin cơ bản xoay quanh bệnh mày đay và tiếp cận điều trị. Để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả, vui lòng liên hệ theo số hotline 1900 4611, bác sĩ sẽ tư vấn phác đồ phù hợp.
 
 
 

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x