ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Bệnh thủy đậu là gì – Điều trị sao cho hiệu quả?

Thủy đậu là một bệnh lý truyền nhiễm ngoài da, phổ biến đặc trưng với các nốt mụn nước dày đặc trên da. Tìm hiểu đúng nguyên nhân, triệu chứng sẽ là tiền đề giúp việc điều trị thủy đậu đạt kết quả tốt nhất.
Đại cương về thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh lây qua đường hô hấp gây nên bởi Herpes Virus Varicellae, còn gọi là Varicella-zoster virus (VZV). 
Thuy Dau 1
Thủy đậu
Bệnh lây chủ yếu do hít phải các giọt bắn trong không khí từ vật chủ nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với mụn nước của bệnh nhân thủy đậu hoặc zona. Một người thủy đậu có thể lây truyền bệnh cho người khác từ 1-2 ngày trước khi phát ban cho đến khi tất cả các tổn thương đóng vảy hoặc đến khi chúng không xuất hiện thêm tổn thương mới trong 24h (tính với những bệnh nhân đã được tiêm chủng trước đó).
Bệnh nhân đã bị thủy đậu sẽ có miễn dịch bền vững vì thế bị bệnh lần 2 là hiếm gặp. Những người bị suy giảm miễn dịch có thể bị bệnh lần thứ 2.
Triệu chứng của thủy đậu
  • Thời gian ủ bệnh: 10-21 ngày (trung bình 14-16 ngày)
  • Bệnh nhân có thể sốt nhẹ, mệt mỏi trước khi phát ban 1-2 ngày, đặc biệt ở người lớn. Ở trẻ em, phát ban thường là triệu chứng đầu tiên.
  • Tổn thương da là các ban đỏ, sẩn ở mặt, lưng, ngực sau đó nhanh chóng lan ra toàn thân, mọc ở cả niêm mạc như miệng, họng, ruột và tiến triển thành các mụn nước. Các mụn nước rất nhỏ, nông, xung quanh là quầng đỏ, hình ảnh như những giọt sương trên cánh hồng. Kích thước mụn nước khoảng 2-3mm. Một số mụn nước chuyển thành mụn mủ và đóng vảy tiết.
  • Cơ năng: Ngứa nhiều khiến bệnh nhân gãi, chà xát nhiều (một trong những nguyên nhân gây sẹo thủy đậu).
  • Bệnh nhân có thể có đau bụng, rối loạn tiêu hóa, loét miệng, họng…
Thuy Dau 2
Triệu chứng của bệnh thủy đậu
Biến chứng của bệnh
  • Yếu tố nguy cơ: Người suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch, trẻ sơ sinh có mẹ bị bệnh thủy đậu từ 5 ngày trước sinh đến 2 ngày sau sinh, trẻ sinh non, phụ nữ mang thai chưa được tiêm chủng.
  • Thường gặp nhất là viêm phổi ở người lớn và nhiễm khuẩn da, mô mềm ở trẻ em.
  • Biến chứng nặng: Thất điều tiểu não, viêm não, viêm phổi do virus, xuất huyết.
  • Các biến chứng khác do bội nhiễm vi khuẩn: Nhiễm khuẩn huyết, hội chứng sốc nhiễm độc, viêm cân hoại tử, viêm tủy xương, viêm phổi, viêm khớp nhiễm khuẩn.
Điều trị bệnh thủy đậu
Việc điều trị bệnh thủy đậu sẽ có một quy chuẩn nhất định bao gồm thuốc uống và thuốc bôi. Tuy nhiên, với các trường hợp bệnh nặng, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và một số đối tượng đặc biệt khác cần được điều chỉnh phác đồ cho phù hợp. Dưới đây là khuyến cáo điều trị theo Viện hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (lưu ý không tự mua thuốc sử dụng, cần có sự chỉ định của bác sĩ):
  • Với những bệnh nhân có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu trung bình – nặng nên điều trị acyclovir hoặc valacylovir đường uống tốt nhất trong vòng 24h từ khi phát ban. Bao gồm: Người khỏe mạnh >12 tuổi, những người bị bệnh mạn tính ở da và phổi, những người sử dụng salicylat dài hạn, những người sử dụng corticoid uống hoặc dạng hít.
  • Acyclovir đường tĩnh mạch được khuyến cáo cho bệnh nhân bị bệnh nặng (ví dụ: VZV lan tỏa như viêm phổi, viêm não, giảm tiểu cầu, viêm gan) và bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, dùng thuốc ức chế miễn dịch trong 14 ngày. Acyclovir hoặc valacylovir đường uống không được khuyến cáo cho trẻ khỏe mạnh bị thủy đậu điển hình không biến chứng.
  • Varicella – zoster globulin miễn dịch nên được sử dụng càng sớm càng tốt trong vòng 10 ngày kể từ khi tiếp xúc với VZV giúp ngăn ngừa virus phát triển và làm giảm mức độ của bệnh, được khuyến cáo sử dụng cho những người không thể tiêm vacxin và thiếu bằng chứng về khả năng miễn dịch với varicella, có phơi nhiễm, có khả năng bị nhiễm virus, có nguy cơ cao bị thủy đậu nặng.
  • Điều trị triệu chứng: Hạ sốt (không dùng aspirin để hạ sốt vì có thể gây hội chứng Reye), giảm ngứa bằng kháng histamin.
  • Điều trị sẹo thủy đậu: Sẹo ở thủy đậu khá khó điều trị, cần được can thiệp bằng các biện pháp chuyên sâu như chấm dung dịch TCA, cắt đáy sẹo hay sử dụng laser Er:YAG,…
Để phòng tránh thủy đậu, cách tốt nhất là tiêm đủ các liều vacxin theo khuyến cáo. Tại GSV Clinic & Beauty, bác sĩ căn cứ vào đối tượng, tình trạng  để xây dựng phác đồ điều trị bệnh thủy đậu hiệu quả. Trường hợp bệnh nhân trước đó đã có sẹo thủy đậu, bác sĩ cũng sẽ chỉ định phương pháp điều trị sẹo phù hợp.
 Xem thêm: Điều trị VIÊM da cơ địa tại GSV Clinic & Beauty
 

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x