ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

COVID-19 VÀ NHỮNG ĐIỀU NHẤT ĐỊNH PHẢI BIẾT

Tình hình diễn biến của covid-19 hiện nay hết sức phức tạp. Các ca dương tính đang gia tăng một cách đáng báo động, bắt buộc mỗi chúng ta phải có đủ kiến thức cũng như tinh thần chống dịch nghiêm túc. Hãy lưu lại và chia sẻ rộng rãi những kiến thức dưới đây bằng cách like, share bài viết để góp phần phòng ngừa đại dịch covid-19 nhé.

DỊCH COVID-19 LÀ GÌ?

Dịch Covid-19 viết tắt của cụm từ “Coronavirus disease 2019”, là dịch bệnh do virus Corona gây ra và xuất hiện lần đầu năm 2019. Dịch bệnh này xuất hiện đầu tiên ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, trong đó nhiều người cùng bị viêm đường hô hấp cấp. Tác nhân gây bệnh sau đó được xác định là một chủng mới của virus Corona. Chủng virus mới này Cục Quân y – Học viện Quân y được tìm ra năm 2019 nên được ký hiệu là 2019-nCoV (viết tắt của cụm từ “2019 Novel Coronavirus”). Vì thế, ban đầu dịch bệnh này có tên là “Dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona 2019-nCoV”.
Covid 19 La Gi2
Virus Corona

DỊCH COVID-19 NGUY HIỂM ĐẾN MỨC NÀO?

Dịch Covid-19 được Bộ Y tế xếp vào nhóm A – nhóm đặc biệt nguy hiểm vì bệnh có khả năng lây lan nhanh trong cộng đồng, chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Theo bản đồ tình hình coivd toàn cầu thì số ca toàn thế giới là hơn 3,3tr người và đang có xu hướng gia tăng một cách đáng báo động.
Dịch Covid-19 so với dịch SARS và dịch viêm đường hô hấp Trung Đông (MERS), dịch nào nguy hiểm hơn?
Dịch nào nguy hiểm hơn còn tùy thuộc vào tiêu chí đánh giá:
  • Tỷ lệ tử vong: Tỷ lệ tử vong do SARS là 9,6%, do MERS trên 30% cao hơn so với Covid-19.
  • Mức độ lây lan và số người nhiễm: Covid-19 có mức độ lây lan nhanh hơn và số người nhiễm nhiều hơn. Cho đến nay (10/05/2021), toàn thế giới đã có hơn 3,3tr nghìn người nhiễm và hơn 1.700 người tử vong, vượt xa con số nhiễm và tử vong do SARS và MERS cộng lại. Từ hai tiêu chí trên cho thấy, với cá nhân một người bị nhiễm bệnh thì SARS và MERS nguy hiểm hơn; với cộng đồng thì Covid-19 nguy hiểm và gây thiệt hại nhiều hơn. Nói cách khác, bệnh SARS, bệnh MERS nguy hiểm hơn bệnh Covid-19; còn dịch Covid-19 nguy hiểm hơn dịch SARS và dịch MERS.
Ng1hvko (1)
Tình hình dịch hiện tại (10/05/2021)

CON ĐƯỜNG LÂY LAN CỦA VIRUS

Virus lây truyền từ người sang người qua ba đường chính: Giọt bắn, không khí và tiếp xúc bề mặt có virus.
Từ trong đường hô hấp của người nhiễm mầm bệnh (có thể có triệu chứng bị bệnh hoặc không), virus Covid-19 được phát tán ra bên ngoài khi người mang mầm bệnh ho, hắt hơi (mà không đeo khẩu trang) làm bắn ra các giọt chất lỏng kích thước từ 5µm (micromet) trở lên gọi là giọt bắn làm người xung quanh hít phải các giọt bắn chứa virus và nhiễm bệnh.
Khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc được chăm sóc y tế bằng các thủ thuật hút đờm dãi hoặc khí dung, virus từ đường hô hấp được phát tán ra trong các giọt có kích thước dưới 5µm vào không khí làm người xung quanh hít phải không khí chứa virus và nhiễm bệnh; virus từ các giọt bắn hoặc không khí bám vào các bề mặt (khẩu trang, quần áo, đồ dùng xung quanh…), sau đó người khác chạm vào bề mặt này và nhiễm virus gây bệnh.

CÁC BIẾN THỂ CỦA SARS-CoV-2

Các biến thể gen của SARS-CoV-2 vẫn đang xuất hiện và lây truyền khắp nơi trên thế giới qua trong suốt thời gian diễn ra đại dịch COVID-19.
Nhóm liên ngành của chính phủ Hoa Kỳ đã phát triển chương trình Phân loại biến thể xác định ba lớp của biến thể SARS-CoV-2:
  • Biến thể đáng quan tâm: Biến thể với các chỉ dấu gien cụ thể đã được liên kết với những thay đổi với liên kết thụ thể, giảm trung hòa bởi các kháng thể được tạo ra để chống lại tình trạng lây nhiễm hoặc tiêm chủng trước đó, giảm hiệu quả của các biện pháp điều trị, tác động chẩn đoán tiềm tàng, hoặc gia tăng dự đoán về khả năng lây truyền hoặc độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Biến thể đáng lo ngại: Một biến thể mà có bằng chứng về sự gia tăng khả năng lây truyền, bệnh nặng hơn (ví dụ, tăng số lần nhập viện hoặc tử vong), giảm đáng kể khả năng trung hòa bởi các kháng thể được tạo ra trong quá trình nhiễm trùng hoặc tiêm chủng trước đó, giảm hiệu quả của phương pháp điều trị hoặc vắc xin hoặc thất bại trong việc phát hiện chẩn đoán.
  • Biến thể có hậu quả nghiêm trọng: Biến thể có hậu quả cao có bằng chứng rõ ràng rằng các biện pháp phòng ngừa hoặc biện pháp ứng phó y tế (MCM) đã giảm đáng kể hiệu quả so với các biến thể lưu hành trước đó.

BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH

Cách ly người bị/nghi/có nguy cơ nhiễm covid-19

+ Cách ly tại nhà, nơi cư trú: Những người không có triệu chứng nhiễm covid-19 nhưng có tiếp xúc với các trường hợp nghi nhiễm covid.
+ Cách ly tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: Người đã mắc covid-19 và đăng điều trị bệnh.
+ Cách ly nghiêm ngặt: Người từ nước ngoài trở về, người tiếp xúc trực tiếp với người mắc bệnh covid-19, một thôn/khu vực/cơ sở có người dương tính covid-19 bị phong tỏa cách ly toàn bộ.

Giám sát thân nhiệt

Giám sát thân nhiệt chỉ là một biện pháp kiểm soát dịch bước đầu để phát hiện người có sốt khi nhập cảnh, khám bệnh… Hầu hết các ca bệnh nhiễm Covid-19 đều có sốt nên đây là bước sơ bộ để kiểm soát dịch vì đơn giản và dễ thực hiện.

Sử dụng khẩu trang

Khẩu trang khi sử dụng đúng loại và đúng cách có tác dụng ngăn ngừa được các tác nhân gây bệnh từ đường hô hấp của người mang mầm bệnh phát tán ra không khí và từ không khí vào đường hô hấp của người chưa bị nhiễm bệnh. Hiệu quả phòng ngừa sẽ cao hơn khi cả người mang mầm bệnh và người không mang mầm bệnh cùng sử dụng khẩu trang.

Rửa tay

Tay người là bộ phận tiếp xúc với các vật dụng xung quanh nhiều nhất (cầm, nắm, sờ…), do đó cũng có nguy cơ cao bị nhiễm tác nhân (có thể là vi khuẩn, virus…) từ các vật dụng. Khi cầm vật dụng để ăn uống, hay lau mặt, hay các động tác tương tự đưa lên mặt dễ làm tăng nguy cơ nhiễm Covid-19 (qua niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mắt…). Rửa tay làm hạn chế, thậm chí loại bỏ các tác nhân trên tay bị ô nhiễm nên hạn chế được nguy cơ lây nhiễm mầm bệnh nói chung và Covid-19 nói riêng.
011
Quy trình rửa tay

Vệ sinh

Môi trường được xem như là “ngôi nhà” của các tác nhân gây bệnh. Vệ sinh môi trường sạch sẽ làm cho các tác nhân gây bệnh nói chung, virus Covid-19 nói riêng không có “nhà” ở, do đó hạn chế được lây nhiễm.

Dinh dưỡng

Không có chế độ ăn đặc hiệu để tăng sức đề kháng riêng với Covid-19. Nên duy trì chế độ ăn hợp lý, đủ chất đinh dưỡng, có thể bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng chung. Do chưa loại trừ khả năng lây qua thức ăn nên thực hiện “ăn chín uống sôi”. Tuyệt đối không ăn đồ ăn sống như tiết canh, thịt sống, đặc biệt là tiết canh, thịt sống của động vật hoang dã.
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về dịch bệnh covid-19, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ bản thân và cộng đồng. Sự chung tay này chắc chắn sẽ giúp Việt Nam vượt qua đại dịch covid-19 một cách thắng lợi.
Xem thêm:

Những Cuốn sách hay và hữu ích mà Bác sĩ Chuyên khoa Da liễu hay đọc.

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 17/03/2023 bởi Bác sĩ Vương GSV

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x