Mụn bọc từ lâu vẫn luôn là một nỗi ám ảnh với rất nhiều người, đặc biệt là các chị em phụ nữ vì vừa ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ lại còn gây ra đau đớn và khó chịu. Trên thực tế, các loại mụn đều có đặc điểm và khả năng làm tổn thương khác nhau. Trong đó phải nhắc đến mụn bọc, một loại mụn nặng khó chứa và dễ phát sinh thâm sẹo. Vậy mụn bọc là gì, nguyên nhân và hướng xử lý ra sao? Cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Mụn bọc là gì?
Hiện nay vẫn còn khá nhiều người nhầm lẫn 2 loại là mụn bọc ở dưới da và mụn trứng cá. Tuy nhiên trên thực tế thì mụn bọc khác với các loại mụn thông thường, nó chứa mủ, gây nên đau đớn và sưng đỏ khu vực mọc. Đồng thời có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào ở trên khuôn mặt như trán, cằm, má, mũi,… Trong đó mọc ở má là dễ gặp và để lại nhiều di chứng nhất.
Mụn bọc hình thành do kết quả của sự viêm nhiễm ở trên bề mặt của da, cộng với việc lỗ chân lông nhiều bụi bẩn, bã nhờn, phấn trang điểm làm bít tắc và tạo điều kiện thuận lợi cho Propionibacterium phát triển. Chính sự xâm nhập này đã làm tổn thương da, kích thích các nang lông thêm nặng hơn và cuối cùng dẫn đến mụn bọc.
Cũng bởi đó mà mụn bọc có kích thước khá lớn, độ cứng cao và gây nên đau nhức nhiều hơn những loại mụn bình thường khác. Khu vực nhân mụn sẽ có dịch mủ vàng hoặc trắng, có thể ẩn sâu hoặc nổi rõ trên da. Trường hợp xử lý không đúng, mụn bọc vỡ ra sẽ gây viêm nhiễm đến vùng da lân cận. Đặc biệt vùng da có mụn bọc viêm mà không được hồi phục tốt thì khi mụn vỡ ra chắc chắn để lại thâm sẹo cực khó chữa.
Nhận biết các loại mụn bọc
Mụn bọc được biểu hiện bằng những nốt mụn cứng, sưng tấy xung quanh. Phần nhân mụn có dịch, chạm vào cực đau lại còn dễ vỡ và dễ để lại thâm sẹo. Loại mụn này đang được phân loại ra dựa theo mục độ từ nhẹ đến nặng. Đồng thời còn được phân theo hình thái, tính chất mụn. Cụ thể:
Mụn bọc có nhân
Mụn bọc có nhân là loại xuất hiện dạng cục lớn và không có đầu trắng, khi sờ vào cảm thấy cứng và đau. Vì có nhân mụn sâu bên trong nang lông và da nên quá trình điều trị dài hạn hơn những loại mụn khác. Chữa trị sai cách còn dễ lan rộng sang các vùng xung quanh, dễ tái đi tái lại nhiều lần.
Mụn bọc không nhân
Trái với mụn bọc có nhân, mụn bọc không nhân cấu hình cục u lớn, cứng, cộm, không đầu trắng nhưng cực đau lúc chạm vào, đặc biệt là lúc sưng to. Thực tế thì dòng mụn này cũng có nhân nhưng nó ẩn sâu dưới nang lông và da nên điều trị bị khó khăn.
Mụn bọc có dịch
Loại mụn này đặc trưng sẽ là tình trạng có chứa dịch lỏng phía trên trong, bao gồm cả máu lẫn mủ. Mụn bọc có dịch hay xuất hiện ở quanh miệng, mí mắt, vành môi, mép,.. hình thành lên sưng đỏ kèm theo cảm giác ngứa và đau nhức.
Mụn bọc có mủ
Nguyên nhân phát sinh lên mụn bọc có mủ là vì các ổ vi khuẩn ở trên da trong viêm nhiễm nặng nề. Đầu tiên chỉ là các nốt dạng sần cứng rồi sau đó mưng mủ lên kèm đau nhức. Đến khi mụn đã vỡ ra rồi thì phần dịch tiết sẽ gồm cả mủ lẫn máu. Đây cũng là loại mụn dễ để lại thâm sẹo.
Mụn bọc bị chai
Khi mà nhân mụn không loại bỏ được hết hoàn toàn thì chúng sẽ nằm ẩn sâu phía dưới da và gây nên hiện tượng mụn bị chai cứng. Dấu hiệu nhận thấy dễ nhất là nốt mụn có màu đen, nhân mụn thì khô cứng. Qua đó khiến cho da không được đều màu và gây mất thẩm mỹ.
Mụn bọc có máu
Cấu tạo nhận biết rõ nhất là các nốt mụn hình to tròn, ở bên trong chứa khá nhiều máu và mủ, phần đầu mủ có dạng trắng tròn. Mụn bọc có máu gặp phổ biến nhất ở lứa tuổi dậy thì. Một khi mụn đã vỡ ra mà không được khắc phục kịp thời và đúng cách thì nó sẽ lan sang khu vực da xung quanh và tạo thành mụn mới khiến cho tình trạng ngày một nghiêm trọng hơn.
Mụn bọc có đầu trắng
Thực ra thì mụn bọc đầu trắng gần giống với loại mụn sữa của trẻ em, nó hay mọc tại vị trí vùng chữ T đó là má, trán, cằm, mũi hay lưng vai,… Mụn hình thành thông qua phản ứng của vi khuẩn với các tế bào miễn dịch bị vây quanh bởi các mô viêm đỏ.
Nguyên nhân gây mụn bọc
Như đã đề cập, trong tất cả các loại mụn thì mụn bọc thuộc dạng khó xử lý cũng như khó chữa dứt điểm nhất. Điều này xuất phát bởi một phần là nguyên nhân phát bệnh phức tạp, khó khắc phục được triệt để. Sau đây là một số nguyên nhân điển hình có thể kể đến:
Chức năng bài tiết bị rối loạn
Cơ quan bài tiết chính trong cơ thể là thận và gan. Một khi 2 cơ quan này mà hoạt động không hiệu quả sẽ làm độc tố tích tụ nhiều và chính da là bộ phận chịu ảnh hưởng lớn nhất. Khi mà chức năng bài tiết rối loạn thì tuyến bã nhờn sẽ hoạt động nhiều hơn mức bình thường làm cho da đổ nhiều dầu, hút nhiều bụi bẩn và hình thành mụn. Cộng thêm quá trình vệ sinh không tốt thì mụn bọc khu vực má, mũi càng dễ phát triển hơn.
Chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng không lành mạnh
Bên cạnh tinh thần thì cơ thể bạn nếu gặp nhiều stress cũng khiến cho gan và thận hoạt động không hiệu quả. Qua đó phát sinh các rối loạn ngoài ý muốn cho những cơ quan khác như thói quen nghỉ ngơi chưa hợp lý, ăn uống không lành mạnh, làm việc thời gian dài, ngủ muộn,… Tất cả những điều này sẽ làm ảnh hưởng cho nội tiết, dễ khiến cho gan bị nhiễm độc và mọc mụn bọc là điều hiển nhiên.
Yếu tố di truyền
Có một số trường hợp bị mụn bọc cực kỳ khó chữa, chữa mãi không khỏi và kéo dài dai dẳng thì nguyên nhân có thể xuất phát là do yếu tố di truyền. Tuy nhiên hiện nay các nhà khoa học cũng chứa nghiên cứu và xác định gen liên quan chính xác. Nếu mà mụn bọc phát sinh bởi lý do này thì không có phương pháp chữa trị triệt để. Song đa số đều hết tại một thời điểm cụ thể nào đó chứ không kéo dài mãi mãi nhờ chăm sóc da, chăm sóc sức khỏe đúng cách.
Mụn bọc có nên nặn không?
Đây là thắc mắc nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người. Cụ thể bạn không nên tự ý nặn mụn bọc. Điều này xuất phát là do khi tay mà chưa vệ sinh sạch, cho lên nặn mụn sẽ tạo điều kiện tốt cho vi khuẩn ở tay xâm nhập vào trong vết thương hở. Từ đó làm lỗ chân lông cùng vùng da xung quanh đó viêm nhiễm nặng hơn.
Nếu lan sâu ở dưới da dễ tạo nên ổ áp xe. Lúc này quá trình chữa trị xếp vào hàng cực khó khăn, dễ để lại sẹo thâm, sẹo rỗ ngoài ý muốn.
Cách xử lý mụn bọc hiệu quả và an toàn
Khi không may bị mụn bọc xuất hiện thì bất kỳ ai cũng có xu hướng tìm kiếm một phương pháp khắc phục hiệu quả, tận gốc. Tuy nhiên muốn chữa trị an toàn thì bạn hãy tham khảo một số cách sau đây nhé!
Dùng thuốc bôi ngoài da điều trị mụn bọc
Dùng thuốc bôi được đánh giá là một trong những cách trị mụn đơn giản, nhanh chóng nhất. Phương pháp này gọi là chữa trị không kê đơn với cơ chế là làm lớp da phía trên cùng của mụn khô lại và hấp thu hết dầu thừa bề mặt. Thậm chí có một vài loại có tác dụng mạnh mẽ làm da khô và bong tróc.
Nếu bạn thuộc da nhạy cảm thì hãy chọn dùng loại sản xuất riêng để cải thiện da của mình nhé! Sau đây là một số loại thuốc bôi ngoài da được tin dùng phổ biến nhất:
- Benzoyl peroxide: Hoạt chất này có chức năng chữa trị mụn mủ, mụn viêm và mụn bọc theo cơ chế là tiêu diệt P.acnes đang tồn tại ở lỗ chân lông. Qua đó làm cồi mụn khô và nhanh đẩy nhân ra ngoài. Đồng thời còn giúp giảm sưng tấy hiệu quả. Tuy nhiên bạn chỉ nên dùng làm phương pháp tạm thời vì Benzoyl peroxide dễ làm da khô.
- Axit salicylic: Là một hoạt chất dẫn xuất bởi axit beta-hydroxy với khả năng ngăn ngừa và chữa trị mụn tái phát hiệu quả. Nhờ đặc tính tan nhanh trong dầu nên có chức năng làm rụng, loại bỏ tế bào chết sâu trong các lỗ chân lông và gây khó khăn cho P.acnes. Cũng giống Benzoyl peroxide, Axit salicylic cũng có thể gây khô da.
Dùng thuốc chữa trị mụn bọc
Căn cứ theo triệu chứng bạn gặp phải là như thế nào thì bác sĩ da liễu sẽ kê đơn điều trị mụn bọc kết hợp cả viên uống cùng kem bôi. Sau đây là một số loại điển hình nhất:
- Kháng sinh đường uống: Amoxicillin, Tetracycline, Doxycycline,… là các dạng kháng sinh đường uống có chức năng kiểm soát vi khuẩn cũng như hạn chế sự phát triển của mụn. Tuy nhiên không được quá lạm dụng vì có thể làm ảnh hưởng đến tuyến nang lông, hệ tiêu hóa.
- Dẫn xuất vitamin A theo dạng uống: Isotretinoin và Retinoids là 2 dẫn xuất được tin dùng trong chữa trị mụn bọc hay tình trạng viêm da nặng. Tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khi thực sự cần.
Dùng tinh dầu cây mù u
Đã từ khá lâu rồi, mù u được người dân Việt Nam xem là loại cây vàng cây ngọc. Vì bất kể bộ phận nào từ rễ chi đến vỏ hay nhựa, hạt đều mang đến tác dụng thần ký cho sức khỏe lẫn sắc đẹp. Theo một nghiên cứu từ 2015 cho thấy rằng dầu của cây mù u chứa hoạt chất kháng khuẩn tốt, có thể chữa lành vết thương cũng như chống lại chủng vi khuẩn tạo ra mụn bọc. Hơn nữa còn làm tăng sinh tế bào để tái tạo da, xóa thâm sẹo hiệu quả.
Cách trị mụn bọc tại nhà
Những phương pháp chữa trị mụn bọc thông thường dễ gây ra tốn kém cũng như phát sinh nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn như da bị đỏ, khô, bong tróc hay kích ứng. Vì vậy bạn có thể thử qua những cách trị tại nhà theo liệu pháp tự nhiên phía dưới đây:
- Thay đổi thói quen chăm sóc da
- Làm mặt nạ trà xanh để đắp mặt
- Dùng lô hội dưỡng ẩm cho da
- Duy trì chế độ ăn uống ít đường huyết
- Giữ tinh thần vui vẻ và sảng khoái
- …
Có thể bạn quan tâm: Mụn ẩn là gì? Các cách điều trị và phòng ngừa triệt để
Mong rằng qua bài viết này bạn đọc đã hiểu rõ hơn về mụn bọc là gì. Nhìn chung việc chữa trị cũng như kiểm soát nguyên nhân hình thành mụn bọc là cả quá trình dài, cần phải phối kết hợp giữa chăm sóc sức khỏe lẫn duy trì thói quen lành mạnh. Chúc bạn nhanh chóng lấy lại được làn da thật trắng sáng, mịn màng như ý nhé!
Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi
Với 10 năm kinh nghiệm chuyên ngành da liễu và thẩm mỹ làm đẹp hiện tại đang chịu trách nhiệm chính Tại Phòng Khám Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV