ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Mụn cóc là gì? Nguyên nhân, có lây không, tự khỏi không

Mụn cóc là một trong những bệnh da liễu khá phổ biến hiện nay. Mặc dù loại mụn này lành tính, ít ảnh hưởng tới sức khỏe nhưng lại có khả năng lây sang các vùng da khác và người khác thông qua tiếp xúc. Để hiểu rõ về loại mụn này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc hay còn gọi là mụn hạt cơm là một khối u nhỏ trên da, sần sùi và thường xuất hiện trên ngón tay, bàn tay hay bàn chân. Chúng có màu trắng, khi sờ vào sẽ có cảm giác ráp và thô cứng. Mụn cóc có kích thước to nhỏ khác nhau nhưng thông thường nó có kích thước tương đương hạt cơm, vì thế nhiều người còn gọi là mụn hạt cơm.

mụn cóc là gì

Loại mụn này thường do virus gây ra và xâm nhập vào cơ thể khi có vết thương hở. Chúng có thể mất từ 2 – 6 tháng để phát triển sau khi virus này xâm nhập vào da. Thông thường mụn cóc vô hại với cơ thể và cuối cùng sẽ tự biến mất nhưng chúng ta sẽ chọn cách tác động để loại bỏ chúng vì cảm giác khó chịu và mất thẩm mỹ. Dưới đây là một số loại mụn cóc khác nhau:

  • Mụn thông thường: Là những khối u sần sùi mọc trên các ngón tay, bàn tay, bàn  chân, ngón chân,… Nhìn chung chúng là những khối u xấu xí, gây mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu khi đụng vào. Kích thước của chúng có thể từ 1mm tới vài chục mm. Thông thường chúng không có triệu chứng cụ thể nhưng đôi khi gây ra cảm giác đau nhức khi đụng vào (như ở đáy bàn chân).
  • Mụn cóc phẳng: Đây là loại mụn có kích thước khá nhỏ, chỉ khoảng 5mm. Bề mặt chúng nhẵn hơn so với các dạng khác. Loại mụn này có thể xuất hiện bất kỳ đâu trên cơ thể và bất kỳ độ tuổi, giới tính nào. Với trẻ em, chúng thường xuất hiện loại mụn này trên mặt, nam giới sẽ thường xuất hiện quanh râu và nữ giới sẽ thường xuất hiện ở bàn chân. Loại mụn này lây lan khá nhanh ra các vùng lân cận, nhất là khi gặp điều kiện thuận lợi là những vết xước. Loại mụn này tuy không có triệu chứng và ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng rất khó điều trị và mất thẩm mỹ.
  • Mụn cóc chân: Loại mụn này thường gặp ở gót bàn chân hay lòng bàn chân của chúng ta. Chúng có thể phát triển thành những cụm mụn dày đặc, cứng, sần sùi và rất mất thẩm mỹ. Hơn nữa, loại mụn thường phẳng và mọc ẩn phía bên trong nên khi di chuyển sẽ đè vào nốt mụn ẩn và ra cơn đau như đạp phải đá sỏi khiến di chuyển khá khó khăn.
  • Mụn cóc dạng sợi mảnh: Loại mụn này nhỏ, có hình dạng thon dài và thường xuất hiện quanh miệng hoặc quanh mũi, đôi khi còn xuất hiện trên cổ hay cằm. Loại mụn này phát triển rất nhanh và gây mất thẩm mỹ cho bệnh nhân.

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Virus HPV (Human papillomavirus) là tác nhân chính gây ra mụn cóc. Trên thế giới hiện nay có khoảng 150 loại virus HPV nhưng chỉ có hai loại chính gây ra tới 90% mụn cóc là loại 6 và 11.

Nguyên nhân gây ra mụn cóc

Khi gặp điều kiện thuận lợi là những vết trầy xước hay những tổn thương trên da loại virus này sẽ xâm nhập và cơ thể. Thông thường, loại mụn này thường phát triển kích thước trong thời gian vài tháng sau đó mới xuất hiện trên da nên hầu như rất ít người phát hiện ra chúng đang phát triển bất thường trên cơ thể mình.

Mụn cóc có lây không?

Tuy không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe nhưng đây là loại mụn có thể lây lan từ vùng này sang vùng khác và từ người này sang người khác. Đây được coi là một bệnh truyền nhiễm mà tác nhân chính gây ra là virus HPV, chúng sẽ tấn công cơ thể thông qua các vết thương hở trên da hay những vùng da đang bị tổn thương. Một số con đường khác chúng có thể lây lan qua như:

  • Đường máu: Virus HPV có thể lây nhiễm qua đường máu. Khi người bệnh nhận máu của người bị nhiễm HPV thì khả năng cao sẽ bị nhiễm virus và hình thành mụn.
  • Dùng chung dụng cụ: Mụn cóc là nơi tập trung rất nhiều virus HPV, khi chúng vỡ ra virus sẽ phân tán ra mọi nơi và có mặt trên các vật dụng mà người bệnh đã tiếp xúc như: bấm móng tay, bàn chải, khăn tắm, ghế ngồi, … Vì vậy, những người có vết thương hở khi tiếp xúc với những dụng cụ này thì rất dễ bị lây mụn cóc.
  • Tiếp xúc da: Khi tiếp xúc da với người bị mụn cóc, đặc biệt là đụng vào mụn, bạn cũng có nguy cơ bị lây nhiễm virus gây ra loại bệnh này. Tuy nhiên, do thời gian chúng phát triển trên da khá lâu nên người bệnh thường chủ quan và không nhận ra sự tồn tại của nó.
  • Tự lây nhiễm: Là hiện tượng mụn cóc lây từ vị trí này sang vị trí khác trên chính cơ thể của người bệnh. Trường hợp này xảy ra khi người bệnh tự gãi, xử lý mụn hay cọ xát vùng da khác vào vị trí mụn. Ngoài ra, các vết thương hở xung quanh cũng là điều kiện thuận lợi để chúng phát triển.

Mụn cóc có tự hết không?

Mụn cóc là loại mụn lành tính, ít ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh nhưng chúng có tự hết không? Trong một số trường hợp, mụn cóc có thể tự rụng đi nhưng quá trình này sẽ diễn ra trong khoảng thời gian dài, vài tháng hoặc thậm chí tới vài năm để chúng tự biến mất.

Mụn cóc có tự hết không?

Trong khi đó, thời gian và khả năng lây lan của có sang các vùng khác khá nhanh và mạnh mẽ. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo nên điều trị và loại bỏ mụn cóc càng sớm càng hiệu quả. Dưới đây là một số cách điều trị mụn cóc hiệu quả:

  • Sử dụng vitamin A: Đây là phương pháp khá đơn giản nhưng hiệu quả để loại trừ mụn cóc. Cách làm là bóp nát viên thuốc vitamin A 25.000 đơn vị và thoa lên vị trí có mụn mỗi ngày. Sau khoảng 1 tháng kiên trì, mụn sẽ biến mất. Với những mụn to, sần sùi, nếu kiên trì bạn sẽ thấy tác dụng của vitamin A sau khoảng 3 tháng.
  • Sử dụng Axit salicylic: Sử dụng thường xuyên chất này có thể khiến mụn cóc tự biến mất trong một khoảng thời gian kiên trì. Loại axit này thường được bán ở các hiệu thuốc dưới dạng thuốc bôi da, kem bôi da hay thuốc nước. Cần ngâm chân để làm mềm mụn trong nước ấm khoảng 10 phút, sau đó bôi loại thuốc này lên chân. Nên băng lại để đảm bảo axit này không bị lây lan ra các vùng da lân cận. Khuyến cáo bạn nên sử dụng vào buổi tối trước khi đi ngủ và băng thuốc qua đêm mang lại hiệu quả tối nhất.
  • Sử dụng thuốc imiquimod: Đây là một loại thuốc trị ung thư da nên khi bôi chúng lên mụn cóc sẽ có tác dụng làm loại mụn rụng đi sau một thời gian kiên trì. Thuốc này thường được bán dưới dạng tuýp bôi và bạn có thể tìm kiếm ngoài các hiệu thuốc Trước khi bôi thuốc nên làm mềm chân bằng cách ngâm chân trong nước nóng khoảng 10 phút. Để mang lại kết quả tốt hơn, bạn nên sử dụng cùng phương pháp xịt lạnh.
  • Xịt lạnh: Đây là phương pháp được các bác sĩ khuyên dùng để chữa mụn cóc. Để thực hiện phương pháp này, bạn nên tìm tới những phòng khám uy tín, nơi có những bác sĩ giỏi để thực hiện để mang lại hiệu quả tốt nhất. Xịt lạnh là phương pháp dùng chất nitơ lỏng tạo ra nhiệt độ cực lạnh (-196 độ C) tác động vào vị trí cần xử lý. Với nhiệt độ này, virus HPV bị phá hủy và các mô vùng mụn cóc bị tổn thương hoàn toàn. Vài ngày sau khi xịt lạnh, da vùng xịt bị tác động sẽ chuyển thành màu đen và mụn cóc dần dần rụng ra những ngày sau đó. Tuy nhiên, phương pháp này gây ra tác dụng phụ khiến vùng da được điều trị có thể đau nhức, sưng nước và đổi màu khi phục hồi.
  • Đốt điện: Phương pháp này sẽ sử dụng điện cao tần để lấy đi mụn cóc trên da, thường được sử dụng cho các mụn nhỏ hay mụn nằm ở vị trí khó thực hiện tiểu phẫu như kẽ ngón tay, ngón chân. Đốt mụn cóc bằng phương pháp đốt điện có thể khoét sâu, lấy được hết nhân mụn mà thời gian chữa trị lại nhanh chóng, đơn giản và ít chi phí. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc kỹ khi sử dụng phương pháp này vì do phải khoét sâu để lấy nhân mụn nên vết thương sẽ lâu lành và dễ bị nhiễm khuẩn, cần được chăm sóc kỹ hơn.
  • Phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn mụn cóc: Phương pháp này chỉ áp dụng với loại mụn có kích thước vừa phải, khoảng 2cm và ở những vị trí thuận tiện như gót chân, lòng bàn chân, …. hay những trường hợp mụn cóc mọc đi mọc lại và cần được xử lý trực tiếp và tận gốc chúng. Phương pháp này thời gian lành sẽ nhanh hơn, việc chăm sóc cũng khá dễ dàng nhưng hạn chế là có thể để lại sẹo trên da.
  • Đốt mụn cóc bằng tia Laser: Hiện nay, đây được xem là phương pháp đốt mụn cóc bằng hiện đại và hiệu quả cao nhất. Đốt mụn bằng tia Laser có thể thực hiện được ở tất cả các vùng da trên cơ thể, kể cả những vùng chật hẹp và loại bỏ được mụn mà không cần làm tổn thương đến cấu trúc da. Sử dụng công nghệ đốt mụn bằng Laser CO2 siêu xung hiện đại của Hoa Kỳ với độ chính xác cao bởi khả năng định vị các nốt mụn cóc.

Lưu ý đặc biệt khi điều trị mụn cóc

Trị mụn cóc nhìn chung khá dễ dàng và không quá nguy hiểm với cơ thể, tuy nhiên người đang điều trị cũng cần lưu ý một số điểm như sau:

  • Không cố ý làm vỡ mụn cóc: Trong quá trình điều trị, tuyệt đối không tự làm vỡ hay có tình chọc vỡ mụn cóc vì có thể khiến virus HPV lây lan nhanh hơn sang những vị trí khác trên cơ thể.
  • Triệu chứng nguy hiểm: Nếu điều trị mà thấy triệu chứng như: sưng, nóng, tấy đỏ, tiết dịch mủ, vết thương có mùi hôi, sốt cao, ớn lạnh, … thì nên tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ xử lý vì đây là  dấu hiệu vết thương đã bị nhiễm trùng.
  • Chăm sóc vết thương cẩn thận: Sau khi điều trị mụn cóc, thường vết thương sẽ hở và cần được vệ sinh cẩn thận để tránh các tình trạng như nhiễm trùng, viêm nhiễm nguy hiểm cho cơ thể.
  • Chế độ ăn lành mạnh: Trong quá trình điều trị cần tuân theo đơn thuốc và chế độ ăn khoa học mà bác sĩ đưa ra.

Như vậy, bài viết đã cung cấp những kiến thức đầy đủ về mụn cóc cũng như cách chữa đơn giản tại nhà. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bạn đọc chủ động trong việc tìm hiểu và điều trị triệt để căn bệnh này. Chúc bạn thành công!

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x