ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Sẹo lồi là gì? Có hết được không, 8 phương pháp điều trị phổ biến

Sẹo lồi mặc dù không ảnh hưởng tới sức khoẻ nhưng lại khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, tự ti. Những vết sẹo này tác động lớn tới thẩm mỹ và tâm lý. Vậy sẹo lồi là gì? Có những phương pháp điều trị nào? Mời bạn cùng khám phá qua bài viết sau!

Sẹo lồi là gì?

Sẹo lồi là một loại sẹo nổi gồ trên da. Khi bị thương, các sinh mô sợi được sinh ra để phục hồi vết thương. Nếu các mô này bị kích thích hình thành quá nhiều thì sẽ gây ra hiện tượng sẹo lồi. Trường hợp nặng hơn thì các vết sẹo này có thể tạo thành các khối cứng, gây đau nhức, mất thẩm mỹ và cảm giác khó chịu cho người mắc phải. 

Sẹo lồi có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, mọi vị trí trên cơ thể. Những vị trí thường xuyên mắc phải sẹo lồi nhất là vai, dái tai, ngực, má, mông,… Tại những phần này, các mô dễ dàng được sản sinh do đó dễ tạo thành sẹo lồi nếu như bị chấn thương hoặc phẫu thuật. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 100 triệu người bị sẹo do phẫu thuật và chấn thương gây ra.

sẹo lồi là gì

Sẹo lồi không quá ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, khi đi máy bay áp suất giảm hoặc vào những ngày thời tiết lạnh buốt, những vết sẹo lồi quá lớn thường gây cảm giác đau nhức. Bên cạnh đó, sẹo lồi thường gây mất thẩm mỹ, gây ra cảm giác tự ti, e ngại cho người mắc phải. 

Nguyên nhân hình thành sẹo lồi

Có nhiều nguyên nhân gây ra sẹo lồi, trong đó một số nguyên nhân chủ yếu là: 

  • Cơ địa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất hình thành sẹo lồi. Những người có cơ địa dễ nổi sẹo thì chỉ cần một vết thương nhỏ cũng gây ra sẹo lồi. 
  • Nhiễm trùng: Vết thương nếu không được giữ vệ sinh tốt sẽ dẫn đến nhiễm trùng. Lúc này, các mô sợi sinh ra bị tổn hại nghiêm trọng, do đó cơ thể phải sản sinh thêm nhiều tế bào mô mới. Từ đó, sẹo lồi hình thành. Bị sẹo lồi do nhiễm trùng là một tình huống nguy hiểm. Người mắc phải cần chú ý làm sạch và giữ vệ sinh để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. 
  • Mụn trứng cá: Khi bị mụn, nếu nặn mụn không đúng cách thì có thể để lại sẹo lồi. Những vi khuẩn trong nhân mụn tích tụ khiến cho vết mụn sưng to hơn, trường hợp nặng có thể dẫn đến sưng mủ hoặc nhiễm trùng nhẹ. 
  • Phẫu thuật: Sau khi phẫu thuật mổ lấy thai, mổ u, mổ tim, lồng ngực, bụng, ruột thừa,… rất dễ để lại sẹo lồi. Bởi vết thương hở trong phẫu thuật thường sâu và dài, để làm lành những vết thương này nhanh hơn thì người bệnh phải bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Do đó, các mô được kích thích sản sinh nhiều hơn nên dễ hình thành sẹo lồi hơn. 
  • Bỏng da: Khi bị bỏng, da thường sẽ co lại như một biệt pháp để bảo vệ cơ thể khỏi. Khi da co lại thì các lớp thịt sẽ bị gồ lên tạo ra sẹo lồi. Kể cả bỏng nóng, bỏng lạnh hay bỏng hóa chất thì cũng không thể tránh khỏi sẹo lồi hoặc vết sẹo sẫm màu sau khi hồi phục. 

Sẹo lồi có hết được không?

Trên thực tế, sẹo lồi thường rất khó hết được. Không giống với các loại sẹo khác, sẹo lồi sẽ không tự nhỏ đi theo thời gian. Để giải quyết sẹo lồi, người ta thường phải nhờ cậy đến các biện pháp thẩm mỹ hoặc phẫu thuật y tế. Tuy nhiên, các vết sẹo cũng chỉ được làm phẳng và mờ thâm chứ chưa thể hoàn toàn trị tận gốc sẹo lồi.

Các phương pháp điều trị sẹo lồi

Nếu vô tình bị sẹo lồi, bạn có thể áp dụng một trong số các phương pháp sau đây để khắc phục. Tuy nhiên, lưu ý là những phương pháp này không thể hoàn toàn chữa khỏi sẹo lồi mà chỉ góp phần điều trị và làm giảm mờ thâm sẹo thôi nhé!

Các phương pháp điều trị sẹo lồi

Điều trị nội khoa

Để khắc phục tình trạng sẹo lồi trên da gây cảm giác gồ ghề, người bệnh có thể nhờ đến phương pháp điều trị nội khoa bằng cách tiêm các chất ức chế sẹo. Trong đó, các chất được sử dụng để trị sẹo lồi thông dụng nhất hiện nay là: 

  • Steroid: áp dụng cho những loại sẹo lồi kích thước nhỏ. Trong khoảng 6-12 tháng sau khi tiêm, vùng da sẽ bị mất sắc tố. Từ đó, giảm thâm và mờ sẹo. Tuy nhiên, tùy theo diễn biến của sẹo lồi sau khi tiêm Steroid để xem có gây ra tác dụng phụ cho bệnh nhân hay không. 
  • Interferon: phù hợp cho sẹo lồi sau khi đã được phẫu thuật cắt bỏ lớp thịt lồi lên trên da. Tiêm Interferon chủ yếu nhằm mục đích tránh gây tái phát sẹo lồi sau phẫu thuật. 
  • 5-flurouracil: thích hợp cho điều trị những sẹo lồi cô lập, nhỏ. Kết quả điều trị sẹo lồi thường có xuất hiện sau 5-10 lần tiêm. 
  • Imiquimod: đây là một loại thuốc bôi lên vết sẹo sau phẫu thuật cắt bỏ để làm giảm tình trạng sẹo lồi. Nên bắt đầu bôi Imiquimod ngay sau khi phẫu thuật và nên bôi hằng ngày liên tục trong 8 tuần để thấy hiệu quả. 

Phẫu thuật ngoại khoa

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ phần sẹo lồi và tiến hành khâu da lại. Trong trường hợp vùng sẹo quá lớn thì có thể tiến hành ghép da. Lúc này, bác sĩ sẽ chèn vào bên dưới sẹo lồi chất bành trướng mô để có thể cắt và đóng sẹo lại mà không làm căng da.

Đối với những bệnh nhân bị sẹo lồi quá lớn hoặc quá nhiều, thường không thể áp dụng phương pháp phẫu thuật này. Sau khi cắt bỏ sẹo thì có thể kết hợp bôi Imiquimod trong tám tuần để đẩy nhanh hiệu quả. Tuy nhiên, cách này thường có tác dụng phụ là gây tăng sắc tố da, làm cho vết sẹo có màu không hợp hoặc sẫm màu hơn so với màu da xung quanh.

Phẫu thuật lạnh

Phẫu thuật lạnh sẽ làm đông lạnh sẹo lồi bằng Nitơ lỏng ( -196oC), từ đó hủy hoại tế bào và các mao mạch thừa gây lồi ở sẹo. Lúc này, khí Nitơ sẽ thay thế Oxi trong vết sẹo. Sự thiếu Oxi trong tế bào mô sẹo sẽ làm các mô này bị họai tử, tróc ra và xẹp xuống. 

Phương pháp này đạt hiệu quả 50-70 %. Nếu kết hợp với tiêm steroid thì tỉ lệ giảm sẹo là 84%. Tuy nhiên, hiện tượng mất sắc tố thường kéo dài một vài năm mới khỏi. 

Xạ trị

Xạ trị là phương pháp trị mụn thông qua tia phóng xạ. Sau hai tuần thực hiện cắt bỏ sẹo, các nguyên bào sợi đang phát triển nên chiếu xạ sẽ đạt hiệu quả cao hơn. Nếu thực hiện xạ trị từng đợt ngắn liều cao sau khi phẫu thuật cắt bỏ sẹo thì có thể đem lại sự an toàn và hiệu quả trong điều trị sẹo lồi và cũng như là ngăn ngừa tình trạng tái phát. Tỷ lệ thành công của phương pháp xạ trị là khoảng 88% nhưng cũng có thể đem đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

Cột thắt

Cột thắt sẹo có thể được áp dụng trong trường hợp những sẹo lồi có cuống và sẹo nằm ở những vị trí bệnh nhân không cho cắt hoặc không thể cắt được. Với phương pháp này, các bác sĩ sẽ sử dụng một loại chỉ khâu không tan 4-0 cột chặt quanh đáy sẹo và thay chỉ mỗi tuần. Lâu dần, những sợi chỉ này ngày càng thắt chặt và ăn sâu vào gốc sẹo, làm cho gốc sẹo bị rơi ra. 

trị sẹo lồi

Đây là phương pháp trị sẹo lồi không gây đau đớn quá nhiều cho người bệnh. Tuy nhiên, đối với một số trường hợp gốc sẹo quá to thì bệnh nhân cần phải dùng thêm thuốc giảm đau vài ngày sau khi thắt.

Băng ép

Băng ép là một dụng cụ y tế có tác dụng hỗ trợ điều trị sẹo lồi sau mổ hay sau khi điều trị phỏng để phòng tránh tái phát. Phương pháp băng ép còn được dùng để điều trị sẹo lồi kết hợp cơi bôi một loại Steroid mạnh hoặc dùng băng keo Flurandrenolide. Một số phương pháp băng ép phổ biến trong điều trị sẹo lồi là bằng băng dán tai, băng có ống hỗ trợ, Ace, băng thun, băng nén (Coban).

Laser

Sử dụng Laser để điều trị sẹo lồi thường cho ra kết quả không nhất quán. Phương pháp này chủ yếu thành công đối với những sẹo lồi mới, đang trong quá trình sinh mạch. 

Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu và thí nghiệm, các bác sĩ cho răng phương pháp này gây tốn kém nhưng chưa đạt hiệu quả cao. Đồng thời, chiếu tia Laser cung không thể ngăn chặn tình trạng sẹo lồi tiến triển và sự tái phát. 

Do đó, đây hiện đang là phương pháp cần được nghiên cứu thêm. Người bệnh cần cân nhắc cẩn thận trước khi sử dụng phương pháp Laser để chữa sẹo lồi. 

Thuốc dán gel Silicon

Thuốc dán gel Silicon là một loại thuốc dán dạng miếng, trong đó có chứa gel mềm chuyên dùng để điều trị sẹo lồi. Sẹo lồi càng mới, bệnh nhân càng trẻ thì sự đáp ứng và hấp thụ thuốc càng tốt. Do đó, đây là phương pháp điều trị sẹo lồi thích hợp nhất dành cho trẻ em và thanh thiếu niên.

Quá trình điều trị sẹo lồi bằng thuốc dán gel Silicon thường kéo dài trong 6-12 tháng thì mới cho ra kết quả tốt nhất. Tuy nhiên, thường chỉ sau vài tháng thì hầu hết các bệnh nhân đều không tuân thủ dán gel Silicon đều đặn. Nguyên nhân là bởi vì sự bất tiện của việc cắt và đặt miếng dán lên sẹo mỗi ngày. 

Người bệnh phải đắp gel trong 22-23 giờ, sau tháo ra phải lau sạch vết sẹo hàng ngày và đảm bảo thông khí tốt. Nếu để gel quá lâu trên da có thể dẫn đến hiện tượng chảy nhão và nhiễm trùng thứ phát gây nguy hiểm. 

Cách phòng ngừa sẹo lồi

Để không bị sẹo lồi, phòng ngừa quan trọng hơn chữa trị. Theo các bác sĩ, bạn nên chú ý các điều sau đây để ngăn ngừa bị phải sẹo lồi trên cơ thể: 

  • Chỉ nên thực hiện các cuộc phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật thẩm mỹ khi cần thiết
  • Lựa chọn bác sĩ có tay nghề và bệnh viện uy tín khi thực hiện phẫu thuật
  • Những người có cơ địa dễ mắc phải sẹo lồi cần chú ý tránh va đập hay bị thương. Nếu đang có vết thương thì phải chăm sóc cẩn thận để không bị sẹo,
  • Nên giữ vệ sinh vết thương để tránh nhiễm trùng. Khi đi ra ngoài cần dùng băng gạc bọc miệng vết thương để tránh bụi bẩn. 
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc bổ, thực phẩm chức năng quá liều để nhanh lành vết thương
  • Tránh ăn uống các loại thực phẩm dễ để lại sẹo như thịt bò, thịt gà, trứng, hải sản, rau muống, đồ nếp,….

Bài viết trên đã cung cấp toàn bộ những thông tin cần thiết về sẹo lồi và phương pháp điều trị. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn sẽ biết được cách để phòng tránh và điều trị sẹo lồi sao cho đúng.

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x