ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Sẹo lõm là gì? Có tự đầy được không, 5 cách trị phổ biến

Những vết sẹo lõm trên da xuất hiện do bề mặt da bị tổn thương, chăm sóc da không đúng hoặc do chịu những tác động mạnh. Có nhiều loại sẹo có thể xuất hiện trên da là sẹo lồi, sẹo lõm, sẹo rỗ… Với bài viết ngày hôm nay, hãy cùng tìm hiểu xem sẹo lõm là gì, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả. 

Sẹo lõm là gì?

Sẹo lõm được các chuyên gia da liễu nhận diện là những tổn thương không đều nhau trên da và có phần lõm vào bên trong so với mặt bằng chung của da. Sẹo lõm có thể xuất hiện ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể, tuy nhiên vị trí xuất hiện sẹo lõm nhiều và khiến ai cũng mặc cảm là trên gương mặt. 

Thực chất sẹo lõm hình thành là do phần hạ bì của da bị tổn thương nặng, dẫn đến các collagen và eslatin bị đứt gãy, không thể phục hồi khiến cho các tế bào da bị dính vào nhau và có cấu trúc sâu hơn bình thường. 

Sẹo lõm là gì?

Các loại sẹo lõm thường gặp

Dựa vào đặc điểm hình dạng của sẹo lõm mà người ta phân nó thành 3 loại thường gặp là:

  • Sẹo lõm hình chân đá nhọn: Những sẹo này thường bị mọi người nhầm lẫn là những lỗ chân lông to. Nhưng thực chất nó là những vết sẹo lõm có hình dáng tương tự như lỗ chân lông bị phình ra và sâu hơn so với bề mặt thông thường của da. Chúng cũng có kích thước hẹp hơn so với các loại sẹo khác. Sẹo lõm hình đá chân nhọn thường được tìm thấy ở khu vực thường xuyên xuất hiện mụn trứng cá.
  • Sẹo lõm hình lượn sóng: Hay còn gọi là sẹo lõm bị xơ hóa. Đây là sẹo lõm rất dễ nhận biết vì hình dạng của nó uốn lượn như những con sóng. Loại sẹo lõm này phát triển thành những hàng rộng và nông hơn so với sẹo hình chân đá nhọn. Sẹo này xuất hiện khi da bị nhiễm trùng nặng khiến cho các mô dưới da hình thành các sợi xơ mô, lớp biểu bì bên ngoài thì tạo thành những đường rãnh lượn sóng trên bề mặt.
  • Sẹo lõm hình chân vuông: Loại sẹo lõm này có kích thước lớn nhất và cũng bị lõm sâu nhất so với bề mặt bình thường của da. Sẹo lõm dạng này xuất hiện khi da bị mụn trứng cá nghiêm trọng mà không được điều trị đúng cách, dẫn đến việc bị mất collagen, tổn thương. Từ đó để lại những vết sẹo lõm có chân hình vuông, hình tròn hay hình chữ U.

Nguyên nhân gây sẹo lõm

Việc xuất hiện những vết sẹo lõm trên da không chỉ khiến bạn kém tự nhiên khi giao tiếp, hoạt động, làm việc mà nó còn khiến làn da bạn trở nên giảm sức đề kháng toàn bộ. Vậy nguyên nhân do đâu mà sẹo lõm hình thành? Hãy cùng tìm hiểu 4 nguyên nhân cơ bản dưới đây nhé:

  • Mụn khiến sẹo lõm xuất hiện

Mụn thường xuất hiện trên da khi các hormone trong cơ thể bị rối loạn, do ảnh hưởng của bụi bẩn, vi khuẩn… Những vết mụn này khi không được điều trị đúng cách, đặc biệt là mụn trứng cá sẽ gây viêm nhiễm và hình thành sẹo lõm về sau. Nhiều người có thói quen nặn mụn không đúng cách, chính điều này khiến cho sự phục hồi tự nhiên của làn da bị gián đoạn và những vết sẹo lõm, thậm chí là sẹo lồi, sẹo rỗ sẽ thi nhau xuất hiện.

  • Sẹo lõm hình thành do bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một dạng bệnh lý lây nhiễm qua đường hô hấp và nó gây nên tình trạng mụn nước ở toàn bộ cơ thể. Bệnh thủy đậu đã có cách chữa trị khỏi hoàn toàn và không để lại sẹo nhưng một số người do không biết cách chữa trị đúng và kịp thời nên đã để lại những vết sẹo lõm. Sẹo lõm do thủy đậu để lại thường lớn hơn nhưng lại nông hơn so với sẹo lõm do mụn để lại.

  • Sẹo lõm hình thành do tai nạn

Những vết thương sau khi bị tai nạn hay bị bỏng nếu không được điều trị đúng cách thì cũng có thể gây nên những vết sẹo lõm. Thường trong những trường hợp này thì kích thước sẹo lõm sẽ khá lớn và cũng khó điều trị hơn.

  • Sẹo lõm hình thành do phẫu thuật

Trải qua những cuộc phẫu thuật dao kéo thì khả năng để lại sẹo là rất cao. Tùy theo mức độ của cuộc phẫu thuật cũng như cách chăm sóc sau khi phẫu thuật mà sẽ quyết định đến khả năng hình thành sẹo. 

Sẹo lõm có tự đầy được không?

Nhiều người khi bị sẹo lõm thường thắc mắc là sẹo lõm có tự đầy được không. Theo các chuyên gia da liễu thì các vết sẹo lõm sẽ không thể tự đầy được. Đây là những tổn thương sâu và nằm vĩnh viễn trên da nếu không có sự can thiệp đến phần chân sẹo.

Sẹo lõm có tự đầy được không?

Những sợi tế bào ở sẹo lõm đã bị xơ hóa dần do chúng không nhận được dưỡng chất từ máy, chính điều này khiến các collagen và eslatin không thể hình thành và lấp đầy được các vết sẹo. Tuy nhiên bạn cũng đừng quá lo lắng vì nhờ sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại nên hiện nay đã có cách trị sẹo lõm. Hãy cùng tìm hiểu xem chúng là phương pháp gì qua phần tiếp theo nhé!

Cách trị sẹo lõm phổ biến

Hiện nay nhiều người vẫn truyền tai nhau những cách điều trị sẹo lõm bằng các nguyên liệu thiên nhiên nhưng thực chất cách này sẽ không thể nào điều trị dứt điểm và thậm chí còn tốn rất nhiều công sức, thời gian mà không đem lại hiệu quả như mong muốn. Chính vì vậy, hiện nay, các cơ sở thẩm mỹ, trung tâm làm đẹp đã cho ra đời các phương pháp lấp đầy sẹo lõm hiệu quả. Tiêu biểu là 4 phương pháp dưới đây:

Trị sẹo lõm bằng cách sử dụng Laser Fractional CO2

Với phương pháp này, các chuyên gia sẽ sử dụng tia laser CO2 có bước sóng 10.600 nm để tác động sâu vào lớp hạ bì của da. Điều này có thể cắt đứt chân sẹo, kích thích làn da tăng sinh collagen để lấp đầy phần da bị lõm. Phương pháp này được nhiều người ưa chuộng vì không xâm lấn, không tác động lên vùng da khác. Đồng thời, tia laser cũng giúp phá vỡ liên kết của các hắc sắc tố (melanin) nên giúp làn da giảm được tình trạng tàn nhang, thâm nám, không đều màu. Từ đó giúp làn da đẹp toàn diện hơn.

Lăn kim trị sẹo lõm

Phương pháp lăn kim hoạt động trên cơ chế tạo ra những tổn thương nhỏ trên da bằng những đầu kim được thiết kế đặc biệt. Mục đích của những đầu kim này là kích hoạt chế độ làm lành các tổn thương trên da và giúp da tự động lấp đầy sẹo lõm. Nhiều trung tâm thẩm mỹ còn sử dụng tế bào gốc, huyết tương giàu tiểu cầu và một số dưỡng chất khác để giúp da phục hồi tốt hơn. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất khi thực hiện phương pháp này là bạn cần chọn được trung tâm uy tín, đảm bảo quy trình sạch sẽ để hạn chế những tổn thương hay lây các bệnh ngoài da. 

Trị sẹo lõm bằng phương pháp bóc tách sẹo

Chân của các loại sẹo nói chung và sẹo lõm nói riêng được hình thành từ những mô liên kết. Trong thời gian dài do không được điều trị, các chân sẹo sẽ xơ hóa, chai lì và khiến sẹo tồn tại mãi mãi trên da. Phương pháp này sẽ sử dụng một chiếc kim y khoa để đâm xuyên qua bề mặt da, tiếp cận phần chân sẹo và phá vỡ sợi dây liên kết giữa chúng. Sau khi thực hiện động tác này thì làn da đã được giải phóng khỏi những sợi xơ cứng và nó sẽ tự làm đầy theo quy chế tự nhiên.

điều trị sẹo lõm

Bóc tách sẹo là phương pháp thường được các bác sĩ khuyên dùng cho những bệnh nhân có sẹo lâu năm, sẹo với kích thước lớn. Đây là phương pháp xâm lấn nên sau khi thực hiện xong cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ và có chế độ chăm sóc nghiêm ngặt để da không bị tổn thương trở lại. Tùy theo cơ địa của mỗi người thì vết sẹo lõm sẽ mờ dần, và biến mất từ 80 – 95% trong vòng 4 – 6 tuần.

Tiêm filler điều trị sẹo lõm

Filler hay còn gọi là chất làm đầy, nó được dùng để làm căng, đầy một số bộ phận trên cơ thể như mông, ngực, hõm thái dương… Nhiều người thấy rằng filler có thể làm đầy nên họ cho rằng tiêm filler làm đầy sẹo lõm là một phương pháp khả quan. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cách này chỉ có tác dụng điều trị tạm thời chứ không có ý nghĩa về mặt lâu dài. 

Nguyên nhân là bởi vì filler có thể tồn tại trong cơ địa con người từ 4 – 6 tháng tùy cơ địa sau đó nó sẽ tự tan đi. Lúc này, những chỗ được nó làm đầy sẽ trở lại trạng thái cũ và bạn sẽ lại phải đi tiêm filler vào những bị trí bị lõm. Chính vì vậy khi nghe những lời quảng cáo về tiêm filler trị sẹo lõm thì bạn nên tỉnh táo để tránh mất tiền mà không được kết quả như ý.

Cách phòng ngừa sẹo lõm

Để tránh phải tìm những cách điều trị sẹo lõm khó khăn, rắc rối thì cách tốt nhất là bạn nên phòng ngừa nó từ ngay ban đầu. Dưới đây là những lưu ý giúp bạn tránh được sẹo lõm xuất hiện:

  • Không cố ý lấy nhân mụn khi nó chưa già hay chưa trồi lên trên bề mặt da, đối với mụn nào cũng cần tuân thủ nguyên tắc này. Đối với những ổ mụn viêm sâu, lan ra rộng thì bạn nên nhờ tới sự giúp đỡ của các bác sĩ, chuyên gia da liễu, tránh tự xử lý tại nhà rất dễ để lại sẹo. 
  • Không sử dụng những loại thuốc trị mụn, kem dưỡng da không rõ nguồn gốc xuất xứ, không phù hợp với loại da của bản thân. Điều này sẽ gây kích ứng, viêm nhiễm, khiến da bị tổn thương và khiến sẹo hình thành.
  • Nếu bị thủy đậu, hãy tham khảo các loại thuốc, cách chăm sóc tại nhà đúng chuẩn để có thể ngăn ngừa sẹo lõm hình thành. 
  • Sau khi làn da bị bỏng, tai nạn hay tổn thương thì hãy luôn rửa sạch vết thương, không bóc vảy khi đang mọc da non. Đồng thời sử dụng những loại kem dưỡng, kem ngừa sẹo theo chỉ định của chuyên gia để vết thương được hồi phục một cách hoàn hảo nhất. 
  • Tìm đến những địa chỉ trị mụn uy tín, tránh tâm lý ham rẻ mà dẫn đến tình trạng “tiền mất tật mang”.

Vậy là bạn đã có đầy đủ những thông tin cần thiết về sẹo lõm để biết cách phòng ngừa cũng như điều trị hiệu quả rồi nhỉ. Hãy ghi chú lại và thực hiện theo để có được một làn da sáng mịn, láng bóng, hồng hào và tươi trẻ như ý nhé!

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x