Thuốc Asthalin là biệt dược thường được dùng để giảm sự co thắt phế quản trong các dạng bệnh viêm phế quản, hen phế quản và khí phế thũng. Để hiểu rõ hơn về công dụng và cách dùng thuốc hiệu quả bạn đọc hãy dành vài phút theo dõi nội dung chia sẻ dưới đây.
Thuốc asthalin là thuốc gì?
Thuốc Asthalin là dược phẩm được sản xuất bởi công ty Cipla., Ltd (Ấn Độ). Thuốc được bào chế dạng dung dịch khí dung và bình xịt định liều dùng trong điều trị hen phế quản (hen suyễn) và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Sản phẩm được đóng gói theo lọ với quy cách 200 liều/lọ hiện đang được lưu hành rộng rãi trên cả nước.
Thành phần của Asthalin
Thành phần chính trong thuốc Asthalin gồm có:
- Hoạt chất Salbutamol: Hàm lượng 100mcg/ liều hít
- Một số thành phần hoạt chất khác: Tá dược vừa đủ 200 liều hít/lọ
Công dụng, chỉ định của thuốc Asthalin
Công dụng chính của thuốc Asthalin là điều trị các triệu chứng co thắt phế quản do hen suyễn và bệnh viêm phế quản mãn tính gây ra.
Từ công dụng này, thuốc thường được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
- Người bị khó thở do khí phế thũng hoặc viêm phế quản mãn tính
- Sử dụng đối với phụ nữ mang thai dọa sinh non, khó sinh và dự phòng cơn co thắt tử cung trong quá trình phẫu thuật tử cung khi có thai
Cách dùng và liều dùng thuốc Asthalin
Cách dùng:
Thuốc Asthalin được sử dụng bằng cách bơm hít qua đường miệng. Các bước dùng thuốc như sau:
- Dùng thuốc lần đầu tiên hoặc dùng lại sau khi ngưng thuốc thì cần xịt thử 1 lần ra ngoài không khí
- Tháo nắp đậy của phần miệng ống ngậm và kiểm tra xem phần ngậm vào miệng có sạch hay không. Sau đó lắc thật mạnh ống hít 1 lần
- Cầm ống hít ở giữa ngón tay cái và ngón tay trỏ. Từ từ thở nhẹ nhàng bằng miệng rồi đặt phần ống ngậm vào miệng ở giữa 2 hàm răng
- Giữ chặt phần ngậm bằng môi. Đầu ngửa về phía sau bắt đầu hít vào một cách chậm rãi qua đường miệng. Đồng thời nhấn ống hít để xịt 1 liều dùng nhưng vẫn duy trì trạng thái hít vào nhanh với hơi sâu nhất có thể
- Lấy bình xịt ra khỏi miệng. Nín thở trong vòng ít nhất 1 giây rồi từ từ thở ra. Nếu phải xịt thêm liều thứ 2 thì cần nghỉ ít nhất 60 giây và thực hiện tương tự như lần 1
Liều dùng:
Đối với người lớn:
- Dùng để điều trị co thắt phế quản cấp: Hít 1 – 2 liều/lần/ngày
- Đối với liều dùng điều trị hoặc phòng ngừa bệnh hen phế quản: Dùng 2 liều/lần x 3 – 4 lần/ngày
- Liều dùng phòng ngừa cơ thắt phế quản do tập luyện, vận động quá sức: Dùng trước 15 phút khi vận động. Hít 2 liều/lần/ngày
Liều dùng đối với trẻ em:
- Dùng ½ liều lượng so với người lớn
Trong quá trình sử dụng thuốc, mọi người cần bảo quản thuốc theo hướng dẫn dưới đây để không làm giảm hoặc mất tác dụng của thuốc:
- Sau mỗi lần dùng thuốc cần cất cẩn thận trong hộp bảo quản
- Bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ thích hợp không bị tác động trực tiếp bởi ánh nắng mặt trời
- Để thuốc Asthalin xa tầm tay trẻ nhỏ
Chống chỉ định dùng Asthalin
Thuốc xịt hen suyễn Asthalin chống chỉ định trong một số trường hợp sau:
- Người bị dị ứng, nổi mề đay, mẩn ngứa
- Người bị dị ứng hoặc quá mẫn với các thành phần của thuốc
- Bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim
- Các trường hợp khác cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng
Ngoài ra, những người thuộc một trong các trường hợp sau cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng sản phẩm:
- Phụ nữ mang thai. Hiện chưa có tài liệu khẳng định sự an toàn của thuốc đối với phụ nữ mang thai nên người bệnh tuyệt đối không được tự ý sử dụng
- Phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ. Thành phần hoạt chất Salbutamol trong thuốc có thể làm thay đổi tính chất sữa mẹ
- Người mắc bệnh cường giáp, tiểu đường, rối loạn tim mạch, cao huyết áp,… cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng
- Thận trọng khi sử dụng cho người bị nhiễm độc giáp
- Thuốc có thể gây run cơ xương, chuột rút, đau nhức đầu nên người lái xe và người làm các công việc vận hành máy móc cần đặc biệt thận trọng khi sử dụng
Tác dụng phụ của thuốc Asthalin
Mặc dù đã được kiểm định và cấp phép lưu hành rộng rãi trên cả nước nhưng người bệnh vẫn cần lưu ý khi sử dụng thuốc Asthalin. Sản phẩm có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong đợi như:
- Chuột rút: Thường xảy ra ở mức độ nhẹ và trung bình
- Co giật cơ xương ở mức độ nhẹ
- Đánh trống ngực và nhịp tim nhanh
- Nhức đầu, đau tức ngực
- Thuốc Asthalin có thể gây ra các cơn co thắt phế quản nghịch lý. Người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc ngay lập tức và thông báo cho bác sĩ chuyên khoa nếu gặp phải hiện tượng này
Một số tương tác thuốc cần biết:
Thuốc Asthalin có thể gây ra một số tương tác nhất định với thực phẩm, đồ ăn thức uống và một số loại thuốc khác. Tương tác có thể làm giảm hiệu quả điều trị bệnh và tăng các tác dụng phụ không mong đợi. Cụ thể, thuốc Asthalin tương tác với các loại thuốc dưới đây:
- Nhóm thuốc đối kháng beta không chọn lọc. Người bệnh không sử dụng đồng thời 2 loại thuốc này
- Nhóm thuốc IMAO có tác dụng kích thích sự hoạt động của hệ thần kinh
- Các loại thuốc chống trầm cảm
Để hạn chế tối đa các tương tác thuốc không mong đợi, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị các loại thuốc đang sử dụng để được hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn.
Asthalin xịt giá bao nhiêu?
Hiện nay trên thị trường thuốc Asthalin có giá bán tham khảo khoảng 80.000vnđ/lọ x 200 liều xịt. Giá bán thực tế có thể sẽ chênh lệch một chút giữa từng đơn vị phân phối. Người bệnh có thể tìm mua sản phẩm ở các quầy thuốc Tây trên toàn quốc hay đặt mua online qua các nền tảng thương mại điện tử đều được. Tuy nhiên dù đặt mua sản phẩm ở đâu thì mọi người cũng cần lưu ý tìm hiểu kỹ về nguồn gốc xuất xứ và các thông tin liên quan đến sản phẩm để đảm bảo dùng thuốc chính hãng, đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Trên đây là một số thông tin chia sẻ về thuốc Asthalin xịt hen suyễn được nhập khẩu từ Ấn Độ. Hy vọng đã đem đến bạn đọc thêm nhiều kiến thức hữu ích về thuốc biệt dược trước khi sử dụng và lựa chọn được sản phẩm điều trị bệnh tốt nhất. Chúc sức khỏe!
Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi
Với 10 năm kinh nghiệm chuyên ngành da liễu và thẩm mỹ làm đẹp hiện tại đang chịu trách nhiệm chính Tại Phòng Khám Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV