Tiêm filler bị cứng bao lâu luôn thuộc câu hỏi nằm trong top các mối quan ngại của người chọn biện pháp này để làm đẹp. Nếu bạn cũng đang có chung nhu cầu tìm hiểu đáp án về thắc mắc trên. Dưới đây là một số giải đáp dành cho bạn.
Tiêm filler bị cứng bao lâu? Bao lâu mặt hết bị đơ
Tiêm filler là một thủ thuật thẩm mỹ có xâm lấn bằng chất làm đầy filler (được cấu tạo từ axit hyaluronic). Nhằm mục đích cải thiện hoặc nâng cấp tính thẩm mỹ cho các khu vực trên cơ thể đang có khuyết điểm. Thường thấy nhất là tiêm filler để nâng sóng mũi, làm đầy môi, tạo cằm V-line, phục hồi vùng da mắt hay gò má bị chảy xệ, cải thiện làn da bị sẹo…
Trong đó, quá trình sau khi tiêm filler sẽ thường xuất hiện trường hợp da bị cứng lại ở khu vực có chất làm đầy. Đây là một phản ứng phụ chứng tỏ vùng được tiêm đã nhiễm khuẩn, gây viêm sưng cứng lên. Nguyên nhân của tình trạng này có thể bắt nguồn từ nhiều lý do như:
- Sử dụng filler kém chất lượng;
- Trình độ kỹ thuật viên kém;
- Bị tiêm quá liều;
- Khâu vô trùng chưa thực hiện tốt;
- Không biết cách chăm sóc da sau tiêm…
Khi gặp phải tình trạng này, điều bạn cần chú ý là sau tiêm filler bị cứng bao lâu. Thông thường, nếu chăm sóc đúng cách thì tình trạng sưng cứng sẽ được dần cải thiện sau khoảng 1 đến 2 tuần (tùy cơ địa và mức độ da bị cứng). Theo đó, làn da sẽ dần trở nên mịn màng, rạng rỡ hơn và vùng được tiêm cũng tăng thêm tính thẩm mỹ.
Nhưng nếu tình trạng sưng cứng kéo dài, không có dấu hiệu hồi phục thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ thăm khám ngay.
Tiêm filler bao lâu thì ổn định, hết sưng
Chất làm đầy khi đi vào cơ thể luôn cần có thời gian để ổn định, thích ứng và kích thích tăng sinh collagen cho làn da, giúp vùng được thẩm mỹ trở nên tự nhiên hơn. Đây cũng là lý do vì sao một số người sau khi tiêm filler sẽ bị sưng đau và có cảm giác đơ cứng ở vùng được tiêm.
Tuy nhiên, thời hạn từ khi tiêm filler bị cứng bao lâu thì mềm và bớt đau sẽ tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Trên lý thuyết, thời hạn cho chất làm đầy dần an ổn lại trong cơ thể là sau 24 tiếng đồng hồ kể từ thời điểm tiêm. Nhưng ở thực tế, đa phần mọi người thường sẽ giảm dần sưng đau sau 1 đến 2 ngày. Số ít trường hợp sẽ cần đến 3 – 5 ngày để vùng được tiêm giảm dần sưng đau.
Nếu trong khoảng thời gian này, tình trạng sưng vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm mà còn bị mưng mủ và bầm tím thêm, bạn nên lập tức đi bệnh viện ngay để tránh gặp nguy cơ biến chứng.
Xem thêm:
- Tiêm filler cằm bao lâu thì đẹp, bị cứng bao lâu, bao lâu thì vào form
- Tiêm filler má bao lâu thì mềm? Quy trình filler má baby
Cách làm filler nhanh mềm hết cứng hết sưng
Bên cạnh việc cung cấp thông tin trả lời cho câu hỏi tiêm filler bị cứng bao lâu, nội dung bài viết cũng sẽ gợi ý đến bạn đọc một số nguyên tắc chăm sóc để chỗ được tiêm filler nhanh mềm.
Những điều cần tránh sau khi tiêm filler
- 1 tuần đầu sau tiêm, bạn không được dùng tay ấn, chạm mạnh hay sờ nắn vào vùng da đã filler;
- Khoảng 1 – 2 tuần đầu sau tiêm filler, bạn nên tránh ăn các thực phẩm như thịt bò, rau muống, đồ nếp, hải sản hay các món khó tiêu…;
- Không nên thực hiện massage, xông hơi nhiệt độ cao hay thực hiện các động tác mạnh, đeo khẩu trang quá chật hay nằm sấp ở vùng tiêm. Những điều này sẽ khiến chất làm đầy bị lệch vị trí, khiến hiệu quả thẩm mỹ ảnh hưởng nghiêm trọng;
- Tuyệt đối không dùng các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có cồn vì dễ làm filler mau tan.
Có thể bạn quan tâm: Các loại Filler được Bộ Y Tế cấp phép an toàn chất lượng
Những điều nên làm sau khi tiêm filler
- Bổ sung vào chế độ ăn uống nhiều trái cây tươi, đặc biệt là rau xanh để thúc đẩy quá trình phục hồi của cơ thể;
- Uống đủ nước, trung bình khoảng 2 lít mỗi ngày để tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giúp làn da mau chóng giảm sưng;
- Có thể sử dụng túi chườm lạnh để giúp giảm sưng cho vết tiêm filler ở môi. Tuy vậy, khi muốn thực hiện cách này nên tham khảo kỹ lời khuyên của bác sĩ trước khi thực hiện.
Ngoài ra, nếu muốn giảm thiểu tối đa tình trạng sưng cứng kéo dài sau tiêm filler, bạn cũng cần phải xác định rõ địa chỉ thẩm mỹ thực hiện có đầy đủ các yếu tố sau hay không:
- Giấy phép hoạt động từ chính phủ;
- Bác sĩ chịu trách nhiệm tại cơ sở đó là ai, có chứng chỉ hành nghề không;
- Nguồn gốc và giấy tờ kiểm định của chất làm đầy;
- Chai đựng chất filler phải còn mới hoàn toàn, chưa mở hộp và còn đầy đủ tem nhãn;
- Khu vực thực hiện tiêm phải đảm bảo tính vô khuẩn cao, mũi tiêm sử dụng phải đúng theo quy định của Bộ Y tế…
Mong rằng với nội dung bên trên, bạn đọc đã có thêm những thông tin bổ ích để giải đáp cho câu hỏi “tiêm filler bị cứng bao lâu” cũng như các lưu ý trong quá trình chăm sóc sau tiêm. Từ đó đưa ra được quyết định đúng đắn cho bản thân khi chọn kỹ thuật thẩm mỹ này.
Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi
Với 10 năm kinh nghiệm chuyên ngành da liễu và thẩm mỹ làm đẹp hiện tại đang chịu trách nhiệm chính Tại Phòng Khám Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV