ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Tiêm filler môi bị vón cục nguyên nhân và biện pháp xử lý

Tiêm filler môi bị vón cục là một trong những nỗi lo lắng lớn nhất của người thực hiện. Lúc này, môi không chỉ mất thẩm mỹ mà còn đau đớn, cứng đờ và mất cảm giác. Vậy, vì sao lại dẫn đến tình trạng này và có phương pháp nào xử lý hiệu quả? Mời bạn tìm hiểu chi tiết qua bài viết!

Nguyên nhân tiêm filler môi bị vón cục

Tiêm filler môi giúp chị em sở hữu được đôi môi dày, hơi cong nhẹ quyến rũ đúng chuẩn xu hướng thẩm mỹ nhanh chóng mà không phải trải qua bất kỳ đau đớn nào. Tuy nhiên, có một điểm đáng lo ngại đó là chất lượng dịch vụ của các đơn vị làm đẹp không đồng đều nhau, phần lớn là những địa chỉ nhỏ lẻ, không đảm bảo.

Chính vì thế, hàng loạt các trường hợp đã xảy ra biến chứng sau khi tiêm filler với đủ mọi cấp độ, gây ám ảnh, khiến nhiều người cảm thấy “khiếp sợ” mỗi khi nhắc đến. Một trong số đó phải kể đến tình trạng filler bị vón cục xảy ra rất phổ biến, gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người mắc phải. Nguyên nhân thường do:

Do sử dụng quá nhiều filler

Tùy từng vị trí trên cơ thể cũng như mong muốn của KH mà bác sĩ sẽ điều chỉnh lượng filler phù hợp. Tuy nhiên, nhiều trường hợp bác sĩ có năng lực kém, lạm dụng filler quá đà dẫn đến tiêm dư thừa nhiều hơn mức cần thiết.

Tiem Filler Moi Bi Von Cuc 1
Filler môi bị vón cục khiến không ít chị em thấy lo lắng

Điều này khiến môi nhanh chóng bị sưng phồng, biến dạng, sau một thời gian filler sẽ trở nên vón cục, khiến da trở nên tím tái, lồi mõm trông rất “đáng sợ”.

Do chất lượng filler không đảm bảo

Hầu hết các trường hợp xảy ra vấn đề sau khi tiêm môi đều xuất phát từ chất lượng chất làm đầy không đạt chuẩn.

Thành phần chủ yếu của loại chất này là axit hyaluronic. Đây là một loại axit tự nhiên có sẵn trong cơ thể, có tác dụng giữ nước để giúp các mô trở nên đầy và căng hơn.

Bản chất của axit hyaluronic rất an toàn, do đó môi bị vón cục chủ yếu do chất liệu sử dụng để tiêm bị lẫn vào tạp chất hoặc silicon lỏng.

Chính vì thế, cơ thể sẽ nhanh chóng phản ứng lại với chất liệu “độc hại” này, khiến nó bị vón cục, nằm yên một chỗ trên môi, không thể tự đào thải ra ngoài.

Do nhiễm trùng

Về nguyên tắc, việc tiêm môi filler phải đảm bảo vệ sinh tuyệt đối trong toàn bộ quy trình, sát khuẩn, khử trùng đầy đủ dụng cụ sử dụng cũng như vị trí tiêm. Nếu có bất kỳ sơ hở nào sẽ dẫn đến filler vón cục, môi bị nhiễm trùng, lở loét.

Do kỹ thuật tiêm không đúng cách

Đây cũng là một trong những lỗi sai thường gặp nhất khi tiêm filler, chủ yếu liên quan đến tay nghề của bác sĩ. Thông thường, để filler đạt được hiệu quả thì cần tiêm vào đúng vị trí, đúng độ sâu.

Chỉ cần một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến tiêm nhầm vào dây thần kinh, hoặc các vị trí có mạch máu lớn đi qua gây tắc nghẽn.

Từ đó, khiến filler bị vón cục lại, thậm chí nhiều trường hợp nặng hơn còn xảy ra tình trạng tổn thương sâu khiến môi căng cứng, viêm nhiễm rất nguy hiểm.

Tiêm filler môi bị vón cục có sao không?

Trong một vài trường hợp filler chỉ bị vón cục tạm thời khi có “vật thể lạ” xâm nhập vào bên trong cơ thể. Lớp mô xung quanh sẽ sưng lên và tạo nên 1 màng cứng bao bọc lại filler, bạn có thể cảm nhận thấy khi dùng tay sờ hoặc nắn bóp ở khu vực môi.

Sau một thời gian khi cơ thể bắt đầu làm quen được với “chất lạ” này thì nốt cứng sẽ dần mềm ra và hòa vào thành 1 thể hợp nhất với môi.

Tuy nhiên, nếu sau một thời gian dài mà vẫn không có sự chuyển biến tích cực nào thì đó có thể là dấu hiệu của việc tiêm filler đã bị lỗi, vón cục vĩnh viễn.

Môi lúc này có thể đi kèm với các hiện tượng khác như cứng đờ, thâm tím hoặc sưng phù và lệch hẳn khỏi vị trí ban đầu.

Điều này có thể khiến việc ăn uống trở nên bất tiện, hoặc thậm chí là mất ngủ vì quá đau nhức. Tuy nhiên, nó không quá nguy hiểm và hoàn toàn có thể chữa được. Cụ thể, cách xử lý trường hợp này như thế nào sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.

Filler môi bị vón cục phải làm sao?

Với những bạn lần đầu gặp vấn đề ắt hẳn sẽ cảm thấy khá hoảng loạn, tuy nhiên bạn nên hết sức bình tĩnh.  Bởi filler bị vón cục không phải là hiện tượng quá nghiêm trọng, để khắc phục thì bạn có thể tham khảo các gợi ý sau đây:

Tới bác sĩ kiểm tra

Bạn nên tìm đến các đơn vị làm đẹp uy tín và nhờ bác sĩ kiểm tra tình trạng môi hiện tại để từ đó có những biện pháp xử lý thích hợp. Thông thường, sẽ có 3 phương án để xử lý vấn đề này, cụ thể như sau:

Trường hợp môi của bạn bị sưng nhẹ lên do các phản ứng bình thường của cơ thể thì bác sĩ sẽ kê một số loại thuốc kháng sinh để uống.

Mặc dù, bạn có thể để môi lành tự nhiên nhưng sẽ mất nhiều thời gian hơn. Do đó, phương pháp này sẽ giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục, rút ngắn khoảng thời gian “khó chịu” nhất.

Một phương án tiếp theo được áp dụng tương đối phổ biến đó chính là tiêm một loại enzym đặc biệt vào môi có tên gọi là hyaluronidase. Hợp chất này có tác dụng hoàn tan filler nhanh chóng, giúp bào mòn lượng chất làm đầy đã bị vón cục, trả lại cho môi trạng thái lành lặn ban đầu.

Tiem Filler Moi Bi Von Cuc
Bác sĩ sẽ kiểm tra và xử lý kịp thời vấn đề filler môi bị vón cục

Một cách điều trị khác tương đối “thủ công” đó là dùng dụng cụ đặc biệt để tạo 1 lỗ nhỏ ngay ở môi, từ đó nặn hết filler ra bên ngoài. Thông thường, cách làm này sẽ phù hợp với những khách hàng tiêm filler môi bị vón cục do sai sót về mặt kỹ thuật hoặc do tiêm quá nhiều chất làm đầy.

Massage môi

Với những trường hợp do filler tiêm không đều thì phương pháp massage môi là khá hữu hiệu. Các thao tác ấn thả nhẹ nhàng có thể giúp filler tan ra và trở nên đều hơn, giảm đáng kể tình trạng sưng đau.

Bạn có thể dùng một tăm bông nhỏ để nhấn nhẹ liên tục lên các cục đang gồ lên, tuy nhiên phải hết sức cẩn thận. Tốt hơn cả là nên hỏi bác sĩ về cách massage để đảm bảo thao tác được thực hiện một cách chính xác, hạn chế tối đa khả năng gây tổn thương cho môi.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là cách giúp hỗ trợ điều trị tình trạng filler vón cục sau tiêm. Bạn nên hạn chế việc nạp bia rượu, chăm chỉ ra ngoài vận động trong những ngày đầu sau khi tiêm môi. Bên cạnh đó, có thể chuyển sang ăn các món nhạt, giảm thiểu lượng muối và các loại gia vị khác nạp vào cơ thể.

Khi phát hiện ra dấu hiệu của việc tiêm filler môi bị vón cục thì bạn nên theo dõi một thời gian xem filler có tan dần ra không. Nếu không thấy khả quan thì nên tìm đến các trung tâm thẩm mỹ để được điều trị đúng cách, hạn chế những rủi ro biến chứng về sau.

Có thể bạn muốn biết: Tiêm filler môi giữ được bao lâu?

Tiêm filler môi bị vón cục là một trong những tình trạng không nên xem thường. Hy vọng với những chia sẻ trên giúp bạn chủ động trong tìm kiếm nguyên nhân và hướng xử lý khi không may gặp phải.

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (12 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x