ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Tổng quan về bệnh dày sừng ánh sáng

Dày sừng ánh sáng là tình trạng lớp da ngoài cùng của da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời, hình thành nên những mảng da dày, thô ráp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản, tổng quát nhất về bệnh lý này.

Đại cương về dày sừng ánh sáng

Dày sừng ánh sáng (actinic keratosis – AK) là một bệnh lý phổ biến với tổn thương đặc trưng là những dát, mảng hoặc sẩn đỏ, bong vảy xuất hiện trên nền da bị tổn thương do tiếp xúc mạn tính với tia tử ngoại.
Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi có làn da sáng màu.
Bệnh hiện được coi là giai đoạn sớm của ung thư biểu mô tế bào vảy tại chỗ, mặc dù hiếm khi tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy xâm lấn.
Z2528497852798 50f3e938a97b4335f940916944352945
Dày sừng ánh sáng
Yếu tố nguy cơ:
  • Đặc trưng cá thể (tuổi cao, nam giới, da sáng, tóc vàng hoặc đỏ, màu mắt sáng).
  • Tiếp xúc mạn tính với tia tử ngoại.
  • Sống ở vùng có vĩ độ gần xích đạo, khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới.
  • Tiền sử mắc dày sừng ánh sáng hoặc ung thư da khác.
  • Suy giảm miễn dịch
  • Sử dụng một số thuốc gây tăng nhạy cảm ánh sáng.
  • Hội chứng di truyền
  • Khô da sắc tố
  • Hội chứng Bloom
  • Hội chứng Rothmund-Thomson

Cơ chế bệnh sinh

Tia tử ngoại gây tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên các sợi ADN trong quá trình phân chia tế bào, gây ra những sai lệch trong quá trình tổng hợp ADN, dẫn tới chết tế bào (tế bào bỏng nắng).
Đột biến gen ức chế khối u p53 do tia UV gây ra trên các tế bào sừng đáy gây ra đáp ứng bất thường với hiện tượng chết đi theo chương trình gây tăng sinh và phát triển bất thường các tế bào này.
Suy giảm miễn dịch cũng là một yếu tố nguy cơ. Những bệnh nhân ghép tạng có tăng nguy cơ mắc dày sừng ánh sáng và ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), cơ chế bệnh sinh chưa rõ.

Triệu chứng lâm sàng

Tổn thương thường xuất hiện ở những vùng tiếp xúc với ánh sáng (80%), phổ biến nhất là mặt, tai, đỉnh đầu ở người hói, cổ, cánh tay và mặt mu bàn tay. Ở những bệnh nhân bị tổn thương nghiêm trọng, có thể phát hiện tổn thương ở vùng thân trên, chi dưới, mu bàn chân. Tổn thương điển hình ban đầu là những chấm nhỏ gồ ghề và thường được mô tả như giấy nhám. Theo thời gian tổn thương tăng dần kích thước (thường 3-10mm) trở nên đỏ và bong vảy, một số tổn thương lớn có thể tới vài centimet và thường có nhiều hơn một tổn thương.

Một số biến thể mới của dày sừng ánh sáng:

  • Thể phì đại: Những sẩn hoặc mảng xù xì, vảy dính trên nền đỏ. Tổn thương có thể gặp ở bất cứ vị trí nào của cơ thể nhưng thường gặp hơn ở mu bàn tay, cánh tay và da đầu. Dày sừng ánh sáng có thể tiến triển từ tổn thương điển hình và có thể khó phân biệt với ung thư biểu mô tế bào vảy, vì vậy cần có sinh thiết để chẩn đoán phân biệt.
  • Sừng da: Không đặc hiệu cho dày sừng ánh sáng và là một type của thể phì đại, là khối sừng hình nón xuất hiện trên nền sẩn từ màu da tới đỏ. 38-40% tổn thương sừng là AK.
  • Thể teo: Tổn thương là dát đỏ, bề mặt nhẵn và không có vảy.
  • Thể tăng sắc tố: Biểu hiện dày sừng ánh sáng ở môi, tổn thương là vùng xù xì, bong vảy mãn tính, bệnh nhân thường than phiền là khô môi, đôi khi môi nứt nẻ, trợt và loét. Viền môi không rõ và dày sừng từng điểm hoặc bạch sản cũng có thể xuất hiện. Những tổn thương loét dai dẳng hoặc sùi cần yêu cầu sinh thiết để loại trừ ung thư biểu mô tế bào vảy.
  • Viêm môi ánh sáng: Biểu hiện dày sức ánh sáng ở môi, tổn thương là vùng xù xì, bong vảy mãn tính, môi khô, đôi khi nứt nẻ, trợt và loét. Viền môi không rõ và dày sừng từng điểm hoặc bạch sản cũng có thể xuất hiện.
Cac The Day Sung Anh Sang
Hình ảnh một số thể dày sừng ánh sáng
Triệu chứng cơ năng: Thường không có triệu chứng.
Chẩn đoán
Chủ yếu dựa vào lâm sàng, trường hợp nghi ngờ chẩn đoán, như cần loại trừ ung thư biểu mô tế bào vảy hoặc điều trị thất bại, sinh thiết tổn thương là cần thiết.
Theo hướng dẫn của Hội Da liễu Anh 2017, dày sừng ánh sáng  được phân chia thành các cấp độ khác nhau:
  • Cấp độ 1: Mức độ nhẹ, tổn thương là các dát màu nâu, hồng với vảy mỏng hoặc sờ thấy lấm chấm.
  • Cấp độ 2: Mức độ trung bình, dày dừng nhiều hơn và dễ dàng phát hiện.
  • Cấp độ 3: Nặng, phì đại, vảy dày.
  • Mức thay đổi: Các vùng hợp lại từ vài cm trở lên với sự thay đổi các cấp độ tổn thương khác nhau hoặc ở tất cả các cấp độ.

Điều trị dày sừng ánh sáng

Dày sừng ánh sáng có thể tiến triển theo các hướng: không đổi, tự thoái triển hoặc tiến triển thành ung thư biểu mô tế bào vảy. Thường không tiên đoán được chúng sẽ diễn tiến theo hướng nào mặc dù nguy cơ tiến triển của dày sừng ánh sáng thành ung thư biểu mô tế bào vảy là thấp. Một bệnh nhân có thể có nhiều tổn thương thì tỷ lệ này sẽ cao hơn, đồng thời ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Việc điều trị dày sừng ánh sáng được chia ra bằng hai nhóm chủ yếu:
Điều trị bằng thuốc:
  • 5-fluorouracil (5-FU) tại chỗ: Thường dùng kem 5-FU 5%. Với tổn thương không dày sừng, hiệu quả lên tới 90%. Kem thường được áp dụng 1-2 lần/ngày trong 2-8 tuần. Đôi khi thuốc được kết hợp với acid salicylic hoặc mỡ calcipotriol làm tăng hiệu quả.
  • Imiquimod 5% cream: Thường áp dụng 2-3 lần/tuần trong 12-16 tuần, kết quả sạch tổn thương 50%. Kem nồng độ 3,75% có hiệu quả thấp hơn nhưng ít tác dụng phụ hơn.
  • Diclofenac gel bôi: Là một loại thuốc chống viêm, dùng 2 lần/ngày trong 3 tháng, thuốc dung nạp tốt nhưng hiệu quả kém hơn các thuốc trên.
Điều trị phá hủy tổn thương
  • Phương pháp áp lạnh: Sử dụng nitơ lỏng dạng xịt (-196 độ C) để đóng băng tổn thương. Tỷ lệ đáp ứng ở các tổn thương mỏng cao, tổn thương dày kém hơn. Thời gian lành vết thương thay đổi từ 5-10 ngày ở mặt, 3-4 tuần ở bàn tay, 6 tuần hoặc lâu hơn ở chân. Có nguy cơ sẹo, giảm sắc tố sau điều trị.
  • Đốt điện: Là kỹ thuật sử dụng thiết bị điện cao tần nhằm loại bỏ tổ chức dày sừng bằng hiệu ứng nhiệt để loại bỏ tổn thương cả về chiều rộng và chiều sâu. Đốt điện thường áp dụng với các tổn thương khu trú.
  • Laser CO2: Với khả năng bốc bay tổ chức và kiểm soát được mức độ nhiệt, laser CO2 phát huy hiệu quả tốt trong ứng dụng điều trị dày sừng ánh sáng. Hiệu quả điều trị cao, ít gây đau, không mất thời gian nghỉ dưỡng.

Cách phòng ngừa dày sừng ánh sáng

  • Tránh tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, đặc biệt là thời điểm nắng đỉnh điểm trong ngày (10-16h).
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng (SPF) từ 15 trở lên và bôi trước khi ra ngoài 15-30 phút.
  • Khi ra ngoài cần mặc quần áo dài, đội mũ cẩn thận để hạn chế tiếp xúc với ánh nắng.
  • Theo dõi các dấu hiệu thường xuyên và thông báo cho bác sĩ nếu thấy các bất thường xảy ra.
Trên đây là một số thông tin xoay quanh bệnh lý dày sừng ánh sáng. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật các kiến thức da liễu chính xác nhất.

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x