Tyrosur là tên gọi của một loại thuốc sát khuẩn có nhiều công dụng khác nhau. Nếu bạn đang quan tâm đến loại thuốc này thì có thể tham khảo bài viết dưới đây.
-
Thông tin chung về Tyrosur
Tên thuốc: Tyrosur
Phân nhóm: thuốc sát khuẩn
Dạng bào chế: gel bôi ngoài da
Trọng lượng: 5g
Hoạt chất: Tyrothricin 0.95 – 1.05mg
Tá dược: Cetylpyridinium chloride 1 H20, Propylene glycol, Ethanol 96%, Carbomer 40.000 – 60.000, Trometamol, Nước tinh khiết.
-
Thành phần của thuốc Tyrosur
Thành phần chính của thuốc sát khuẩn Tyrosur là Tyrothricin. Đây là tên gọi của một loại kháng sinh thuộc nhóm polypeptid, có tác dụng kháng khuẩn tại chỗ nhanh chóng. Hoạt chất này khá nhạy với trực khuẩn, cầu khuẩn nên thường dùng để bào chế những loại thuốc điều trị những vi khuẩn này.
-
Công dụng của thuốc Tyrosur
Công dụng của thuốc Tyrosur được dùng để hỗ trợ phòng ngừa điều trị và điều trị dứt điểm các trường hợp nhiễm khuẩn do:
- Vết bỏng với diện tích nhỏ và tổn thương không quá sâu.
- Vết rách da nhỏ, chảy ít máu.
- Viêm da, lỗ chân lông có mủ.
- Trầy xước da
- Phồng da
- Vết cắt do dao, vật nhọn.
- Vết khâu sau phẫu thuật
- Nốt xăm thẩm mỹ.
-
Cách dùng và liều dùng
- Cách dùng:
Thuốc Tyrosur là loại thuốc bôi ngoài da nên có cách dùng khá đơn giản. Bạn chỉ cần lấy một lượng kem vừa đủ cho vùng da cần điều trị rồi dùng tay, thoa đều thuốc cho đến khi da thẩm thấu hoàn toàn.
Trong trường hợp vết thương không quá sâu và không hở thì bạn không nhất thiết phải băng kín vết thương. Ngược lại, nếu vết thương của bạn quá lớn thì cần băng lại để tránh hiện tượng nhiễm trùng và chảy dịch.
Đối với hầu hết các loại thuốc bôi ngoài da, bạn không nên để chúng tiếp xúc trực tiếp với mắt, miệng. Nếu bạn không may tiếp xúc thì hãy dùng nước sạch rửa lại ngay lập tức.
Trước khi bôi thuốc, bạn cần lưu ý vệ sinh tay sạch sẽ để không bị lẫn các tạp chất, bụi bẩn làm giảm hiệu quả của thuốc.
Khi bôi thuốc, bạn cần thoa nhẹ nhàng và thoa xung quanh vùng da nhiễm khuẩn, không nên bôi quá rộng vùng da ngoài vết thương.
Bạn cũng nên thay băng thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn, tốt nhất là thay từ 1-2 lần trong ngày.
- Liều dùng:
Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc từ 2-3 lần mỗi tuần. Liều lượng dùng cụ thể phụ thuộc vào tình trạng vết thương và phản ứng đối với thuốc của mỗi người. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kì loại thuốc nào.
Trong trường hợp nếu bạn tuân thủ tuyệt đối chỉ định của bác sĩ nhưng không đạt hiệu quả rõ rệt thì cần báo lại với bác sĩ và ngưng thuốc. Ngược lại, nếu vết thương có chuyển biến tốt, bác sĩ có thể sẽ khuyên bạn giảm liều lượng thuốc nếu cần.
-
Chống chỉ định khi dùng
Thuốc Tyrosur được chống chỉ định với một số trường hợp như:
- Những người đang trong quá trình điều trị bằng Nitrite.
- Những trường hợp quá mẫn cảm với thành phần của thuốc hoặc dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc việc sử dụng thuốc sát khuẩn Tyrosur nếu đang trong quá trình điều trị các bệnh lý khác bởi thuốc có khả năng tác động xấu đến quá trình điều trị. Vậy nên bạn cần báo với bác sĩ về những loại thuốc đang sử dụng khi được kê đơn thuốc sát khuẩn Tyrosur.
-
Những lưu ý khi sử dụng
Bên cạnh những chỉ định được bác sĩ đưa ra, bạn cần chú ý những điều sau khi điều trị bằng thuốc sát khuẩn Tyrosur:
- Khi thuốc Tyrosur dính vào mắt có thể gây nóng rát mắt, lúc này bạn cần làm sạch lại với nước để loại bỏ hoàn toàn thuốc.
- Trong trường hợp bôi quá liều, bạn không nên quá lo lắng vì hiện tại chưa có ghi chép nào về tác hại khi dùng quá liều bình thường. Tuy nhiên, bạn vẫn cần sử dụng theo đúng liều lượng từ nhà sản xuất và bác sĩ.
- Khi quên liều dùng thuốc, bạn cần sử dụng ngay lập tức khi nhớ ra và tuyệt đối không dùng gấp đôi liều để bù vào lần đã quên này.
- Khi bạn muốn sử dụng Tyrosur cho trẻ em dưới 6 tuổi, cần có chỉ định của bác sĩ.
- Tyrosur có thể sử dụng cho phụ nữ đang trong thời gian cho con bú.
- Phụ nữ đang có thai không nên sử dụng Tyrosur trong bất cứ trường hợp nào.
- Tyrosur cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát và nhiệt độ không quá 30 độ C để tránh thuốc bị biến chất.
- Cần để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em và thú nuôi.
- Khi thuốc có dấu hiệu đổi màu hoặc có mùi bất thường thì không nên tiếp tục sử dụng.
-
Tác dụng phụ khi dùng thuốc
Thông thường, ít có ghi nhận thuốc sát khuẩn Tyrosur gây ra phản ứng phụ đối với người bệnh. Trong một số trường hợp do da bệnh nhân quá nhạy cảm, dễ bị kích ứng nên có dấu hiệu nổi mẩn, nóng rát da thì bạn cần ngưng thuốc và báo lại với bác sĩ.
Một số tác dụng phụ khác có thể gặp phải như rối loạn mô da và dưới da nhưng không đặc biệt nghiêm trọng và có thể xử lý nhanh chóng.
Như vậy, bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích về thuốc sát khuẩn Tyrosur. Hy vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về loại thuốc này và biết sử dụng đúng cách. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.
Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi
Với 10 năm kinh nghiệm chuyên ngành da liễu và thẩm mỹ làm đẹp hiện tại đang chịu trách nhiệm chính Tại Phòng Khám Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV