ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

VIÊM DA TIẾP XÚC DO MỸ PHẨM

Viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm là một dạng viêm da phổ biến nhất. Mỗi loại dị nguyên mỹ phẩm “tiếp xúc” với cơ thể sẽ gây ra những triệu chứng viêm da tiếp xúc khác nhau. Bệnh kéo dài gây ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như ng việc của người bệnh. 

Triệu chứng viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm

Viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm đang ngày càng phổ biến. Tổn thương thường xuất hiện ở vùng mặt và tay, ngoài ra có thể gặp ở vùng cổ, nách và hậu môn sinh dục. Dạng VDTX này có thể phản ứng lan tỏa toàn thân, kể cả những vùng không tiếp xúc trực tiếp với dị nguyên.
My Pham
Viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm ở môi và nách
Lâm sàng
Vị trí tổn thương là một chỉ điểm quan trọng để chẩn đoán VDTX do mỹ phẩm. Vị trí thường gặp nhất là vùng mí mắt, hai má và bàn tay.
Nguyên nhân thường gặp của viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm dựa trên vị trí
Vị trí Dị nguyên
Mặt Thường do sản phẩm chăm sóc da: Chất làm ẩm, kem chống nắng, đồ trang điểm, tẩy trang, nước hoa,…
Mí mắt Mỹ phẩm dành cho mắt và móng tay,..
Môi và miệng Son môi, kem đánh răng, nước súc miệng, kẹo gum,…
Tai Sản phẩm chăm sóc tóc, nước hoa, nước nhỏ tai, trang sức,…
Thân mình Chất làm ẩm, kem chống nắng, chất tẩy rửa, nước hoa,…
Tay Chất làm ẩm, kem chống nắng, nước hoa, sơn móng tay,…
Da đầu Thuốc nhuộm tóc, dầu gội đầu, xịt tóc, nước hoa,…
 
Vùng mí mắt
Lớp thượng bì ở vùng mí mắt mỏng hơn so với những vùng da khác, nó là vùng bị băng bịt khi mở mắt. Vì vậy, da đầu, mặt, tay là tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc gần với mỹ phẩm, có thể không bị viêm da tiếp xúc, nhưng mí mắt là nơi tiếp xúc gián tiếp hoặc tiếp xúc gần lại bị:
+ Dị nguyên bay hơi trong không khí có thể gây viêm da tiếp xúc vùng mắt đầu tiên và duy nhất (do dễ bị đọng lại ở vùng trũng).
+ Dị nguyên tiếp xúc có thể chỉ gây viêm da tiếp xúc ở mắt mà không gây tiếp xúc ở vị trí khác trên cơ thể.
          Triệu chứng chủ yếu là mí mắt đỏ, phù nề, bong vảy, có thể có viêm kết mạc.
Vùng mặt
Triệu chứng chủ yếu là da đỏ nề, mụn nước, tiết dịch, bong vảy. Tổn thương có thể chỉ xuất hiện từng mảng mặc dù dùng mỹ phẩm cho toàn bộ mặt. Những mỹ phẩm dùng trực tiếp lên da mặt như chất dưỡng ẩm, sữa rửa mặt, trang điểm, hoặc gián tiếp từ dầu gội, dầu xả tóc, mỹ phẩm dùng ở tay, chất bay hơi trong không khí,… là nguyên nhân gây ra tổn thương.
Có 4 hình thái phân bố tổn thương:
          Vùng rìa: Trước tai, sau tai, quai hàm, hai bên cổ. Nguyên nhân thường gặp là dầu gội, dầu xả tóc trôi xuống trước khi xả nước.
          Vùng trung tâm: Má, mũi, cằm, trán. Người dùng thường có thói quen chú trọng những vùng này khi dùng mỹ phẩm. Nguyên nhân là các sản phẩm trang điểm, dưỡng ẩm, kem chống nếp nhăn, thuốc bôi tại chỗ.
          Toàn mặt: Thường do các chất bay hơi, sữa rửa mặt, kem nền, dưỡng ẩm, thuốc bôi tại chỗ.
          Một bên mặt: Thường do những chất dị ứng gián tiếp từ tay như xà phòng, sơn móng tay, mỹ phẩm dùng ở tay hoặc do tiếp xúc với vùng da của người khác đang dùng mỹ phẩm.
Vùng tay
Nguyên nhân do bất kỳ loại mỹ phẩm nào. Thường gặp hơn ở những thợ làm tóc, thợ trang điểm.
Tổn thương thường gặp ở mu tay, biểu hiện cấp tính là những mụn nước và tiết dịch, biểu hiện mãn tính là khô da và bong vảy.
Vùng da đầu
Thường ít gặp hơn. Triệu chứng chủ yếu là đỏ, bong vảy khô, đôi khi bong vảy phấn nhiều, rất ngứa. Nguyên nhân là các sản phẩm nhuộm tóc có chứa paraphenylenediamine, glyceryl thioglycolate.
Vùng môi
Triệu chứng chủ yếu là đỏ da bong vảy khô vùng môi, đôi khi nứt, tiết dịch, hiếm gặp phù nề, ngứa hoặc đau rát. Thường gây ra bởi son môi có chứa lanolin, propolis, propyl gallate, nhân thơm. Nếu môi dưới bị nặng hơn môi trên hoặc tổn thương ưu thế ở một bên, có thể nghĩ đến kem đánh răng với thành phần gây dị ứng như nhân thơm, cocamidopropyl betaine, propylene glycol.
Vùng cổ
Thường biểu hiện nặng hơn ở nếp gấp cổ. Cần tìm các nguyên nhân là dầu gội, dầu xả tóc, sữa rửa mặt, nước hoa.
Vùng nách
Chất khử mùi, chống mồ hôi, bọt cạo lông là những mỹ phẩm có thể gây viêm da tiếp xúc dị ứng. Cần chẩn đoán phân biệt với viêm da kích ứng do dao cạo, viêm nang lông, vảy nến, granular parakeratosis.
Vùng hậu môn sinh dục
Triệu chứng thường gặp là nóng rát, bứt rứt. Ở giai đoạn cấp tính thường thấy đỏ da, phù nề, mụn nước, loét. Ở giai đoạn mãn tính có thể có tăng sắc tố, lichen hóa.
Nguyên nhân là các dung dịch vệ sinh, chất khử mùi chứa các thành phần như chứa thành phần methyl iso zolinone, iodopropynyl, butylcarbamate, parabens, nhân thơm,…
Móng
Những sản phẩm dùng ở móng thường gây viêm da tiếp xúc ở mặt, mí mắt, cổ hơn là ở móng. Cũng có thể gặp vùng quanh móng do móng giả, sơn móng tay với thành phần là methyl methacrylate, ethyl acrylate, hydroxyethyl methacrylate,…
Toàn thân
Thường do sữa tắm hoặc sản phẩm dưỡng ẩm toàn thân. Triệu chứng chủ yếu là ngứa, đỏ da, bong vảy bất cứ vị trí nào.
Cận lâm sàng
Test áp là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Cần thực hiện test áp càng sớm càng tốt ở bệnh nhân nghi ngờ viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm.
TrÀ
Tesp Áp

Điều trị viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm

Trước khi test dị nguyên:
+ Corticoid loại nhẹ, bôi tại chỗ, dùng 5 ngày mỗi tuần từ thứ 2 đến thứ 6, trong vòng 8 tuần với những trường hợp có triệu chứng khu trú, mức độ nhẹ đến trung bình.
+ Corticoid toàn thân với trường hợp trung bình đến nặng, triệu chứng lan tỏa.
+ Hạn chế dùng mỹ phẩm. Chỉ dùng những sản phẩm mỹ phẩm thay thế ít có khả năng gây dị ứng nhất, không chứa các thành phần như formaldehyde, isothiazolinone, iodopropynyl butylcarbamate, propylene glycol,…
+ Sau 8 tuần đã tránh các chất nghi ngờ và đã hoàn thành phác đồ corticoid toàn thân hoặc tại chỗ mà không cải thiện thì cần tìm nguyên nhân khác.
Bac Si Kham Benh Da Lieu 6
Khám sĩ GSV khám viêm da tiếp xúc
Sau khi làm test áp
+ Tập trung tránh các chất gây dị ứng. Dùng các sản phẩm thay thế không chứa các chất gây dị ứng. Có thể thấy triệu chứng cải thiện rõ rệt sau 2-3 tuần.
+ Dùng corticoid ngắt quãng để giảm triệu chứng nhanh. Lựa chọn corticoid phụ thuộc từng loại da theo chỉ định của bác sĩ. Thường vùng mí mắt, mặt, bẹn nên dùng corticoid loại nhẹ, trung bình. Vùng thân nên dùng loại coritoicd loại trung trình. Coricoid loại mạnh có thể sử dụng cho vùng da dày như lòng bàn tay, lòng bàn chân.
 Tại Phòng khám Chuyên khoa Da liễu GSV hiện có gói khám và tư vấn điều trị bệnh VDTX. Với đội ngũ bác sĩ chuyên môn giỏi cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại, ng nghệ vượt trội, phòng khám là địa chỉ uy tín giúp khách hàng đánh giá tổng quan về tình trạng viêm da tiếp xúc. Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên môn sẽ giúp khách hàng tư vấn giải đáp thắc mắc liên quan đến giải pháp điều trị, chăm sóc và phòng bệnh hiệu quả.
Để được tư vấn chuyên sâu hơn, vui lòng liên hệ: 1900 4611 hoặc đến trực tiếp phòng khám tại Lô V10 – A11 The Terra An Hưng, số 102 đường Nguyễn Thanh Bình, La Khê, Hà Đông, Hà Nội.
Xem thêm:

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x