ĐÓNG
Phòng Khám Chuyên Khoa Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV

Xăm môi có được ăn bún không? Loại bún nào cần kiêng?

Vấn đề ăn uống sau xăm môi dường như đã trở thành mối bận tâm hàng đầu của nhiều người sau khi thực hiện phun xăm. Hai trong số những câu hỏi nổi bật của vấn đề trên, đó là các câu như “xăm môi có được ăn bún không” hay “ loại bún nào nên kiêng khi xăm môi”… Các thắc mắc này sẽ được giải thích chi tiết ở nội dung dưới đây.  

Xăm môi có được ăn bún không?

Nếu xét về yếu tố thành phần, bún là một chế phẩm của gạo, chính xác hơn là bột gạo. Một loại thực phẩm vô cùng lành tính, chứa nhiều tinh bột cùng các dưỡng chất như vitamin PP, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt… Vì vậy, đáp án của câu hỏi “xăm môi có được ăn bún không” về cơ bản là CÓ.

Cho dù vừa mới xăm môi xong, bạn cũng có thể đưa bún vào thực đơn bữa ăn hàng ngày của mình (bao gồm cả bún khô hay bún tươi). Bởi các thành phần dinh dưỡng bên trong bún không hề gây ảnh hưởng xấu đến các tổn thương của da sau phun xăm.

Xăm môi có được ăn bún không?

Tuy nhiên, thực tế, mọi người không sử dụng mỗi bún không cho bữa ăn. Đây là thực phẩm thường được kết hợp chung với rất nhiều loại thịt, cá, rau củ và gia vị khác nhau để ăn chung. Trong đó, một số loại thức ăn sẽ có nguy cơ gây kích ứng hoặc làm chậm quá trình phục hồi sau xăm môi cho nhiều người.

Do đó, nếu vừa mới xăm môi xong không bao lâu, bạn nên tránh ăn bún chung với các loại thực phẩm như thịt bò, thịt vịt, thịt gà, các loại hải sản, động vật có vỏ, rau muống, mắm nêm, mắm tôm, nếp, trứng gà… Thời gian kiêng ăn tốt nhất là kéo dài khoảng 3 – 12 tuần sau phun xăm môi (tùy loại thực phẩm và cơ địa), để làn da dần hồi phục tốt hơn.   

Xăm môi xong cần kiêng những loại bún nào?

Câu trả lời “xăm môi có được ăn bún không” là ăn được nhưng chỉ áp dụng với một số món bún như bún xì dầu, bún ăn kèm thịt heo nướng, bún mọc, bún chả, bún giò heo… Vì những món bún này có thành phần không gây ảnh hưởng đến quá trình bình phục sau xăm môi. Bên cạnh đó, bạn cần nên tránh ăn một số món bún sau đây. 

Bún bò

Bún bò là món ăn ưa thích của nhiều người Việt nhưng thành phần chính của món này là thịt bò, ở một số tỉnh món này còn được dùng kèm rau muống bào. Hai loại thực phẩm được xếp vào danh mục cần kiêng sử dụng sau xăm môi. Để ăn lại được bún bò, bạn nên chờ khoảng 2 – 3 tuần khi da môi đã bắt đầu lành hẳn lại.

Bún măng vịt

Trong bún măng vịt có nguyên liệu thịt vịt, thực phẩm không nên ăn ngay sau khi xăm môi. Loại thịt này có thể khiến da môi đang nhạy cảm dễ bị ngứa, kích ứng, chậm hồi phục, kém lên màu hoặc lên màu loang lỗ, không đồng đều.

Bún thái

Hương vị chua ngọt cùng màu sắc hấp dẫn, hải sản và thịt bò tươi ngon là những yếu tố khiến nhiều người “say như điếu đổ” món bún thái. Tuy vậy, thành phần nguyên liệu của món bún này lại chứa rất nhiều loại thịt cần kiêng ăn sau phun xăm như thịt bò, tôm, nghêu, mực… Nếu vẫn muốn ăn, bạn có thể thay bún thái mặn bằng món bún thái chay để tránh không gây ảnh hưởng đến vết thương trên môi đang trong quá trình bình phục.

Bún mắm

Mặc dù hương vị khác nhau nhưng về nguyên liệu món ăn, bún mắm cũng có chứa những thành phần cần kiêng ăn sau xăm môi giống như bún thái. Cụ thể là mực, tôm, chả cá thác lác, thịt bò, các loại mắm…. Đây đều là các thực phẩm nằm trong danh sách cần tránh dùng sau phun xăm môi, mí, mày. 

Bún riêu

Bún riêu được tạo nên hương vị từ các thành phần như cà chua, cua xay, mắm tôm, huyết heo, trứng gà, tỏi, hành, chả quế, sa tế, rau quế, giò heo, tàu hủ, tôm khô, trứng gà… Trong đó, mắm tôm, cua xay, trứng gà và tôm khô là những thực phẩm nên kiêng sau phun xăm. Vì vậy, món bún này cũng thuộc danh sách đồ ăn không nên dùng sau khi xăm môi. Bạn nên chờ khoảng 2 – 3 tháng để môi hoàn toàn phục hồi rồi hãy trở lại ăn bún riêu. 

Ngoài các món ăn trên, sau xăm môi bạn cũng nên kiêng các món bún như bún mắm nêm, bún thịt gà, bún ốc, bún đỏ, bún tôm, bún sứa chả cá… Vì thành phần nguyên liệu của chúng cũng đều chứa các thực phẩm nằm trong danh sách cần kiêng ăn sau xăm môi. 

Mong rằng với những thông tin trên đây, bạn đã có được lời giải chi tiết cho vấn đề xăm môi có được ăn bún không cũng như biết thêm về các món bún cần kiêng ăn sau phun môi. Từ đó xây dựng được thực đơn phù hợp cho bản thân, giúp đôi môi nhanh chóng hồi phục và lên màu đều đẹp. 

Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 11/04/2023 bởi Bác sĩ Vương GSV

5/5 - (1 bình chọn)

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

LIÊN HỆ HOTLINE

1900 4611

Giải quyết bất kỳ thắc mắc nào của khách hàng, phục vụ tận tâm 24/7

ĐẶT LỊCH HẸN

NHẬN ƯU ĐÃI

Đặt lịch hẹn ngay hôm nay để nhận hàng ngàn ưu đãi khủng




    DA LIỄU THẨM MỸ QUỐC TẾ GSV - ĐẲNG CẤP DỊCH VỤ HÀNG ĐẦU

    Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV khẳng định đẳng cấp của hệ thống làm đẹp hàng đầu Việt Nam , tự hào đáp ứng mọi nhu cầu làm đẹp cho quý khách hàng.

    1900 4611
    Đặt lịch
    Tư vấn
    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x