Tăng sắc tố da là gì?
Các loại tăng sắc tố phổ biến
- Nám da, tàn nhang: Nám da được cho là do thay đổi nội tiết tố và có thể phát triển trong thời kỳ mang thai. Các vùng nám có thể xuất hiện trên bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là trên bụng và mặt.
- Sạm da (Sunspots): Còn được gọi là đốm nắng, vết đen rất phổ biến. Chúng liên quan đến việc phơi nắng quá mức. Nói chung, chúng xuất hiện dưới dạng đốm trên những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, như tay và mặt.
- Tăng sắc tố sau viêm. Đây là kết quả của chấn thương hoặc viêm da. Nguyên nhân phổ biến của loại này là mụn trứng cá.

Nguyên nhân gây tăng sắc tố da
- Ánh nắng mặt trời: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều cũng có thể gây ra sự biến đổi sắc tố melanin. Đây là một trong những nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng này.
- Thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tăng sắc tố. Điển hình như thuốc hóa trị sẽ gây ra chứng biến đổi sắc tố da như một tác dụng phụ.
- Mang thai: Mang thai làm thay đổi nồng độ hormone và có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất melanin ở một số phụ nữ.
- Rối loạn nội tiết: Một căn bệnh nội tiết hiếm gặp được gọi là bệnh Addison có thể tạo ra chứng biến đổi sắc tố da rõ ràng nhất ở những vùng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chẳng hạn như mặt, cổ và bàn tay và những vùng tiếp xúc với ma sát, chẳng hạn như khuỷu tay và đầu gối.

Điều trị tăng sắc tố
Tăng sắc tố có thể không cần điều trị trừ khi ảnh hưởng quá lớn đến thẩm mỹ hoặc bệnh nhân muốn điều trị. Một số liệu pháp điều trị bao gồm:
Kem làm sáng da
Kem làm sáng da không kê đơn có thể lựa sử dụng để làm sáng vùng da bị tăng sắc tố. Những loại kem này thường được dùng ngày 2 lần để giúp da sáng màu dần lên.
Kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng thường xuyên và đúng cách là phương pháp hạn chế xuất hiện tổn thương mới. Kem chống nắng có tác dụng hấp thụ phần lớn các tia tử ngoại, phản xạ lại ánh sáng trắng góp phần bảo vệ da.
Thuốc bôi
Thuốc bôi hay dùng nhất là tretionin nồng độ 0,05-0,1% bôi ngày 1 lần buổi tối cho hiệu quả trung bình, cần nhiều thời gian để đạt được hiệu quả. Ngoài ra, các loại bôi khác cũng được sử dụng phổ biến cho những tổn thương tăng sắc tố riêng biệt.
Lột da hóa chất
Lột da hóa chất sử dụng acid ở nồng độ nhất định để loại bỏ lớp biểu bì, thâm nhập vào lớp hạ bì để giảm tình trạng tăng sắc tố da. Lột da hóa chất nên được thực hiện ở bác sĩ chuyên khoa da liễu để tránh những tác dụng phụ tiêu cực ảnh hưởng đến da.
Sau khi peel, việc sử dụng kem chống nắng và hạn chế ra ngoài nắng là điều rất quan trọng. Ánh nắng mặt trời có thể gây bỏng rát vùng da vừa lột và gia tăng tình trạng tăng sắc tố da.
Laser trong điều trị một số bệnh da tăng sắc tố
Trong những năm gần đây, laser được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh tăng sắc tố và cho kết quả khá khả quan. Bằng cách sử dụng các xung anhs áng với bước sóng thích hợp, các sắc tố da có thể được phá hủy một cách có chọn lọc. Tuy vào loại tăng sắc tố mà bác sĩ sẽ chỉ định loại laser phù hợp.
Bản quyền bài viết : Phòng khám Da liễu & Thẩm mỹ Quốc tế GSV – Cập nhật bài viết 08/03/2023 bởi

Với 10 năm kinh nghiệm chuyên ngành da liễu và thẩm mỹ làm đẹp hiện tại đang chịu trách nhiệm chính Tại Phòng Khám Da Liễu & Thẩm Mỹ Quốc Tế GSV